Keo tụ tạo bông trong xử lý nước cấp là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình làm sạch nước. Các hạt cặn nhỏ lơ lửng sẽ được chuyển thành các hạt bông cặn lớn rồi lắng đọng chuyển ra ngoài. Nhờ có công đoạn keo tụ tạo bông mà quá trình làm sạch nước, xử lý nước diễn ra nhanh chóng, đạt được hiệu quả tốt nhất.
Vậy keo tụ tạo bông là gì? Quá trình keo tụ tạo bông diễn ra như thế nào? Những loại hóa chất keo tụ tạo bông nào phổ biến hiện nay?
Quá trình keo tụ – tạo bông là gì?
Keo tụ và tạo bông là quy trình sử dụng hóa chất để tách các chất ô nhiễm trong nước thành bùn, bông cặn lớn, sau đó lắng xuống nước. Bởi nguồn nước hiện nay chứa rất nhiều cặn bẩn, chất rắn lơ lửng, các hạt keo, chất hữu cơ, tảo, vi khuẩn, vi sinh vật.
Từ quá trình keo tụ những hạt kim loại nặng, xác chết vi sinh, chất rắn hữu cơ sẽ được kết dính lại với nhau và hình thành nên các bông cặn lớn liên kết lại với nhau tạo thành quá trình tạo bông.
Quá trình keo tụ – tạo bông được sử dụng công nghệ loại bỏ các chất ô nhiễm, là quy trình quan trọng trong hầu hết các hệ thống xử lý nước cấp hoặc nước thải.
Sử dụng phương pháp keo tụ – tạo bông với mục đích nâng cao hiệu quả loại bỏ chất rắn lở lửng, vi sinh vật để đảm bảo cho các công trình phía sau nhờ khả năng tăng kích thước và khối lượng của các loại cặn giúp dễ dàng đưa chúng ra khỏi nguồn nước.
Nhờ công đoạn keo tụ – tạo bông mà :
- Cải thiện hiệu quả công đoạn xử lý thứ cấp
- Lọai bỏ kim loại nặng trong nước
- Làm giảm độ màu của nước
- Giúp nước đạt được tiêu chuẩn đầu ra
- Chi phí thấp, ổn định
Những loại hóa chất thường được sử dụng để keo tụ – tạo bông
Để quá trình keo tụ – tạo bông được diễn ra thì cần đến các hóa chất, hợp chất có khả năng tạo phản ứng keo tụ, tạo bông. Các loại hóa chất phải kể đến như sau:
- Polytetsu: hóa chất keo tụ gốc sắt, dùng để tạo các hạt cặn bẩn nhỏ, khử mùi trong quá trình xử lý nước
- Phèn nhôm: đây là hỗn hợp muối sunfat kép của kali và nhôm
- Phèn sắt: hỗn hợp muối kép của sắt III sunfat cùng muối sunfat của kim loại kiềm hoặc amoni
- Hóa chất PAC: tồn tại ở dạng phân tử polyme, làm chất keo tụ trợ lắng hiệu quả
- Hóa chất PAM: đây là chất polymer được cấu tạo từ acrylamide, có tác dụng tạo độ nhớt cho nước, làm chất keo tụ tạo bông, lắng đọng
Giai đoạn keo tụ – trộn hóa chất:
- Nước được đưa vào bể trộn hóa chất, tại đây hóa chất keo tụ và nước sẽ được trộn đều với nhau trong bể sau đó chuyển đến bể phản ứng
- Tại bể trộn nước được phân loại trộn theo: trộn thủy lực và trộn cơ giới
Giai đoạn tạo bông – bể phản ứng:
- Tại bể phản ứng, quá trình tạo bông sẽ diễn ra sau khi được châm hóa chất keo tụ vào nước. Từ quá trình trộn, các bông cặn nhỏ liên kết với nhau tạo thành các bông cặn lớn, nước sau khi đi qua bể phản ứng sẽ kết tủa tại bể lắng và được giữ lại bằng hệ thống lọc
- Bể phản ứng tạo bông có 2 loại: bể phản ứng thủy lực và bể phản ứng cơ khí
Sau khi diễn ra quá trình phản ứng keo tụ – tạo bông nước sẽ được chuyển đến bể lắng để giữ lại bông cặn, lượng cặn trong nước đảm bảo hàm lượng cặn trong nước không vượt quá 20mg/L trước khi chuyển vào bể lọc.
>> Xem thêm: Ứng dụng của hoá chất PAC trong xử lý nước cấp hiệu quả
Những tác động ảnh hưởng đến quá trình keo tụ – tạo bông trong hệ thống xử lý nước cấp
Độ pH trong nước
- Độ pH là yếu tố có sự ảnh hưởng rất lớn đến quá trình keo tụ
- Hóa chất xử lý đầu vào thuộc loại nào thì cần điều hòa nồng độ pH ở mức phù hợp khác nhau. Nếu sử dụng phèn nhôm làm hóa chất keo tụ thì hiệu quả xử lý nước đạt mức cao nhất khi nồng độ pH từ 5 – 7, phèn sắt sẽ có độ pH dao động từ 4 – 9.
Lượng dùng chất keo tụ
- Quá trình keo tụ – tạo bông là một quá trình phản ứng hóa học nên liều lượng sử dụng cần phải được tối ưu cho xử lý nước cấp.
Nhiệt độ
- Cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ để khi nhiệt độ tăng mức độ chuyển động nhiệt của các hạt tăng theo, tốc độ va chạm vào nhau nhiều hơn, nâng cao hiệu quả kết dính hơn
Các hợp chất hữu cơ
- Các hợp chất oxy hóa sẽ làm cản trở quá trình liên kết các hạt cặn nhỏ, khiến chúng khó kết dính lại với nhau làm giảm hiệu quả của quá trình phản ứng.
- Do đó, trước khi tiến hành quá trình phản ứng, cần xử lý sơ bộ hợp chất hữu cơ để không ảnh hưởng đến các công đoạn xử lý phía sau
Cường độ khuấy trộn
- Sử dụng các phương pháp khuấy trộn tăng khả năng va chạm với các hạt tăng tính liên kết đông thời không phá vỡ các bông cặn đã được liên kết
Loại hóa chất sử dụng trong quá trình keo tụ
- Tùy thuộc vào tính chất nguồn nước, tình huống xử lý khác nhau mà lựa chọn loại hóa chất keo tụ phù hợp
4, Ưu điểm của phương pháp keo tụ – tạo bông
Phương pháp keo tụ – tạo bông đã mang lại những ưu điểm nổi bật như:
- Quá trình xử lý đơn giản, dễ dàng với nguyên lý vận hành dễ thực hiện
- Các hạt keo tụ có khả năng lắng đọng, trợ lắng, các chất rắn, cặn bẩn, giúp làm sạch nguồn nước
- Khử màu, khử mùi, khử kim loại nặng trong nước hiệu quả
- Giá thành rẻ, tiết kiệm
Tuy nhiên có nhược điểm cần lưu ý:
- Quá trình keo tụ diễn ra với các chất keo tụ như muối, sắt, muối sắt, muối nhôm với hàm lượng axit cao do đó gây ra tình trạng ăn mòn thiết bị
Lời kết:
Để quá trình keo tụ – tạo bông diễn ra đạt hiệu quả tốt nhất, nhanh chóng nhất cần sử dụng các loại hóa chất xử lý có chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ, ứng dụng rộng rãi trên thị trường.
Quý khách hàng, quý doanh nghiệp cần mua hóa chất keo tụ – tạo bông xử lý nước cấp hoặc gặp các vấn đề trong xử lý nước cấp. Vui lòng liên hệ với Thành Tín chúng tôi qua hotline 0964511345.