Hồ sơ môi trường
Hồ sơ môi trường là gì? Hồ sơ môi trường gồm những gì? Vì sao các doanh nghiệp cần phải lập hồ sơ môi trường đầy đủ khi đi vào hoạt động. Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hồ sơ môi trường đầy đủ, chi tiết nhất tại Nghệ An năm 2024 nhé.
Hồ sơ môi trường là gì?
Hồ sơ môi trường là tài liệu chứa các thông tin liên quan đến môi trường mà một dự án hoặc hoạt động nào đó có thể gây ảnh hưởng đến môi trường. Hồ sơ môi trường cung cấp thông tin về các tác động tiềm năng của dự án hoặc hoạt động trên môi trường. Nó bao gồm ý kiến của các bên liên quan và các biện pháp đề xuất để giảm thiểu tác động tiềm năng đó. Hồ sơ môi trường thường được yêu cầu làm trước khi bắt đầu một dự án hoặc hoạt động mới để đảm bảo rằng các tác động tiềm năng được đánh giá và xử lý đúng cách.
Mục đích của lập hồ sơ môi trường là đưa các dự án của công ty, doanh nghiệp, nhà máy đi vào hoạt động mà không vi phạm pháp luật, theo đúng trình tự thủ tục của luật môi trường. Từ đó giúp công ty, doanh nghiệp hạn chế được những tác nhân gây hại tới chất lượng môi trường sống trong quá trình sản xuất…
Ngoài ra, theo dõi lập hồ sơ môi trường sẽ giúp doanh nghiệp, cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát những yếu tố độc hại còn tồn đọng trong môi trường. Để đưa ra những phương án, hướng giải quyết phù hợp nhất.
Như vậy, lập hồ sơ môi trường không chỉ mang tính chất pháp lý. Mà nó còn mang ý nghĩa chiến lược dài hạn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nơi sản xuất. Từ đó giúp các cơ quan ban ngành đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường.
Vì sao doanh nghiệp phải lập hồ sơ môi trường đầy đủ
Lập hồ sơ môi trường là việc làm rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đóng một vai trò cực kỳ cao, nó như là tế bào phát triển kinh tế. Những hoạt động sản xuất kinh doanh đã góp phần chủ lực, phát triển chung nhưng cũng kéo theo môi trường sống ngày càng bị suy giảm. Vì thế doanh nghiệp buộc phải đảm bảo các yếu tố xây dựng làm sao vẫn luôn đảm bảo được bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.
-
- Với việc hoàn thiện hồ sơ môi trường để doanh nghiệp không vi phạm pháp luật và luật doanh nghiệp Việt Nam. Hồ sơ môi trường cũng là cơ sở pháp lý giúp cho cơ quan thực hiện công tác quản lý, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Thông qua đó nhằm mục tiêu nâng cao thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trong lòng nhà đầu tư và khách hàng doanh nghiệp cũng như cộng đồng. ..
- Hồ sơ môi trường là một trong các cơ sở rất cần thiết cho đánh giá khả năng của doanh nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh so với đối phương.
- Thể hiện ý thức và cam kết của doanh nghiệp về thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
- Trong điều kiện hội nhập quốc tế chắc chắn các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường sẽ được trao nhiều cơ hội hơn nữa.
Lập hồ sơ môi trường
Lập hồ sơ môi trường tuỳ thuộc vào các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động hay chưa mà việc chuẩn bị hồ sơ sẽ khác nhau. Sau đây sẽ là chi tiết lập hồ sơ môi trường cho từng trường hợp cụ thể.
Đối với công ty, cơ sở sản xuất, nhà máy chưa đi vào hoạt động
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Các đơn vị cần thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là những doanh nghiệp, nhà máy hoặc công ty chưa hoạt động, nhưng có công suất bằng hoặc lớn hơn quy định theo mục II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015.
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường)
Việc báo cáo tác động môi trường và xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định áp dụng đối với những công trình, cơ sở hoặc dự án trước đưa vào hoạt. Tuy nhiên theo điều II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 áp dụng đối với những cơ sở có công suất thấp hơn hoặc bằng không.
Còn với những công trình có quy mô phải xây dựng hoặc cải tạo để tăng công suất thì những cơ sở sản xuất, thương mại và dịch vụ không thuộc trong nhóm không thực hiện báo cáo tác động môi trường sẽ phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc đăng kí chỉ có thể tiến hành tại nơi có trách nhiệm.
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đi vào hoạt động
Đối với nước thải
-
- Đối với dạng nhà máy có thể sử dụng tại một số khu công nghiệp như nhà máy chế biến thực phẩm hay thuỷ sản. Cụ thể như nhà máy sản xuất, tôm sú, cá tra, . ..
- Sau khi tiến hành xây dựng nhà máy phải tiến hành xây dựng hệ thống nước thải ngay. Nếu không thì nguồn nước thải độc hại sẽ khiến môi trường không khí ngột ngạt, khó thở và không xử lý được. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường sống.
- Tất cả những cơ sở bên ngoài khu công nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải là khu chế biến và bán lẻ công nghiệp. Khu dịch vụ công nghiệp và đô thị. Cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhà máy không kết nối với hệ thống xử lý nước thải chung.
Đối với khí thải
Đối với các nhà máy chế biến, sản xuất xi măng, gạch men, xưởng gỗ… là các đối tượng áp dụng xử lý khí thải. Trong quá trình sản xuất các nhà máy này sẽ sản xuất khí CO2 ảnh hưởng đến bầu khí quyển và con người.
Cần lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết
-
- Lập đề án bảo vệ môi trường đối với những cơ sở nào đã đi vào hoạt động có quy mô và tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và không có một trong các văn bản sau:
- Không có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Không có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.
- Những cơ sở kinh doanh cần phải đăng ký lại đề án bảo vệ môi trường khi: Cơ sở đã cải tạo, mở rộng hoặc nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung. Hoặc thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có một trong các văn bản trên.
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động có tính chất và quy mô tương đương với đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường và không có một trong các văn bản sau:
-
- Không có Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Không có Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Không có văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
Một số đối tượng phải Lập lại Đề án bảo vệ một trường khi:
-
- Doanh nghiệp, công ty đã cải tạo, mở rộng và nâng công xuất. Thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Hoặc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường nhưng không có các loại giấy tờ dưới đây:
- Không có Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường
- Không có giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung
- Không có Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường
- Không có Giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường
- Không có văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
Sau đây, Môi Trường Thành Tín sẽ gửi tới quý bạn đọc các loại hồ sơ môi trường cần thiết cho doanh nghiệp. Đây đồng thời cũng là các loại hồ sơ môi trường mà dịch vụ môi trường của chúng tôi đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện: Các hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
- Giấy phép môi trường; Đăng ký môi trường.
- Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
- Giấy phép khai thác nước ngầm.
Các loại hồ sơ được tích hợp trong giấy phép môi trường
Một số loại hồ sơ môi trường được tích hợp trong giấy phép môi trường. Chủ đầu tư, doanh nghiệp cần có các giấy tờ sau đây để có một văn bản giấy phép môi trường hoàn chỉnh.
- Giấy phép xả khí thải.
- Giấy phép xử lý các loại chất thải nguy hại.
- Giấy phép xả nước thải vào trong nguồn nước.
- Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
- Giấy phép xác nhận doanh nghiệp đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
- Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại đến môi trường.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về công tác bảo vệ môi trường trong quá trình nhập khẩu phế liệu.
Đây là các loại hồ sơ môi trường cũ được quy định trong giấy phép môi trường và được triển khai song song cùng việc nộp hồ sơ xin gia hạn giấy phép môi trường.
- Đối với những hộ kinh doanh, doanh nghiệp đã đi vào hoạt động nhưng chưa có một trong hai loại hồ sơ môi trường quan trọng sau đây: Báo cáo tác động môi trường hoặc Giấy phép môi trường, thì bắt buộc phải tiếp tục lập những loại hồ sơ sau để tiếp tục hoạt động:
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường: đây là các báo cáo được chủ dự án sản xuất, đầu tư hoặc kinh doanh dịch vụ phải lập định kỳ và gửi đến cơ quan phê duyệt trước 05/01 hàng năm. Theo Điều 66 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì các cơ quan nhận báo cáo bao gồm cơ quan cấp giấy phép môi trường, Sở TNMT và UBND cấp huyện.
Như vậy, thông qua bài viết này các bạn có thể nắm rõ các loại hồ sơ môi trường 2022 cần thiết cho các doanh nghiệp. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn.
THÀNH TÍN | CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH TÍN
Địa chỉ: Lô N5, Đường 24m, Khu Công Nghiệp Nghi Phú, Nghệ An, 43100
Hotline: 0964511345
Email: thanhtinnghean@gmail.com
Website: https://thanhtin.net/
Facebook: https://www.facebook.com/Thanhtinnghean/