Xử lý chất thải có tính axit như thế nào cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn quả thực không phải là điều dễ dàng. Loại chất thải này bắt nguồn từ nhiều ngành công nghiệp và rất khó để xử lý. Và nếu các bạn cũng đang “đau đầu” về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ nội dung bài viết dưới đây của Môi trường Thành Tín nhé. Chúng tôi sẽ bật mí đến các bạn một số phương pháp triệt tiêu loại chất thải này!
Chất thải có tính axit là gì?
Hiểu một cách đơn giản, chất thải có tính axit là loại chất thải mà thành phần trong đó có lẫn các loại axit như axit clohidric, axit nước, axit sunfuric, axit cacbonic, axit axetic và cả các muối khó hòa tan trong nước. Và để xác định được chất thải có tính axit hay không, người ta thường dựa vào độ pH của chất thải. Theo đó, chất thải có độ pH nhỏ hơn 7 sẽ là chất thải có tính axit.
Dựa trên thang đo độ pH, chất thải có giá trị pH nhỏ hơn 7 thường có tính axit cao gấp 10 lần so với những mức pH tiếp theo. Ví dụ, chất thải độ pH 4 có tính axit gấp 10 lần so với độ pH 5 và gấp một trăm lần so với độ pH 6. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tìm ra phương án xử lý chất thải có tính axit hiệu quả, an toàn và nhanh chóng.
Nguồn gốc của chất thải có tính axit
Chất thải axit chủ yếu có “xuất thân” từ các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp hóa chất và công nghiệp vật liệu. Cụ thể, chúng ta có thể kể đến như: chất thải tẩy rửa bề mặt kim loại, sản xuất dược phẩm, thuốc trừ sâu, hóa chất, ngành dệt nhuộm,…
Mỗi ngành nghề sẽ tạo ra một nguồn chất thải có đặc tính riêng. Tuy nhiên, chất thải có tính axit được chia thành 3 loại chính như sau:
- Chất thải chứa axit yếu như: H2CO3, CH3COOH,…
- Chất thải chứa axit mạnh: HNO3, HCl với các muối dễ tan trong nước.
- Chất thải chứa axit mạnh như H2SO4, H2CO3 với các muối canxi khó tan trong nước.
>> Xem thêm: Chất thải lỏng là gì? Cách xử lý chất thải lỏng theo đúng quy định
Ảnh hưởng của chất thải có tính axit
Chắc hẳn chúng ta cũng tự mình ý thức được mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của việc chất thải có tính axit không được xử lý đúng cách. Đây quả thực là một mối nguy hại lớn cho môi trường và con người, cụ thể, một số ảnh hưởng tiêu cực của loại chất thải này đó là:
- Một khi chất thải có độ pH thấp (tức nhiễm axit) thì sẽ khiến các kim loại nặng và các chất dễ ô nhiễm khác bị hòa tan. Điều này làm tăng khả năng phát tán và tăng nguy cơ tiếp xúc trực tiếp đến con người.
- Chất thải có tính axit cao thường dễ dàng phá vỡ các chất hữu cơ có trong nó. Từ đó, kéo theo các loại vi sinh vật thường được tận dụng để xử lý chất thải theo phương pháp sinh học cũng bị tiêu diệt.
- Chất thải có tính axit cao khi chưa được xử lý mà thải ra ngoài có thể hủy hoại môi trường sống của các loại động, thực vật.
- Gây nguy hiểm đến sức khỏe con người như các bệnh lý về da, ung thư và thậm chí là tử vong.
- Gây ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, giết chết các vi sinh vật trong đất, làm đất biển chất và các cây trồng không thể phát triển.
Top 5 cách xử lý chất thải có tính axit hiệu quả nhất hiện nay
Sau khi đã nắm rõ đặc tính của chất thải có tính axit thì chúng ta hãy lựa chọn những phương pháp phù hợp để giải quyết loại chất thải này. Một số phương pháp xử lý chất thải có tính axit hiệu quả mà Môi trường Thành Tín muốn chia sẻ đến các bạn đó là:
Xử lý chất thải có tính axit bằng phương pháp trung hòa
Xử lý chất thải có tính axit bằng phương pháp trung hòa là cách làm hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là với những chất thải có chứa kim loại nặng. Phương pháp này sẽ hoạt động theo cơ chế tách ion kim loại ra để ngăn ngừa hiện tượng xâm thực, đồng thời đẩy nhanh quá trình sinh hóa.
Có 2 cách để trung hòa chất thải axit đó là: trộn chúng lại với kiềm hoặc thêm vào một loại hóa chất phù hợp. Theo đó, các phản ứng hóa học sẽ giúp trung hòa lại tính axit có trong chất thải.
Xử lý chất thải có tính axit bằng vôi bột
Xử lý chất thải có tính axit bằng vôi bột thường được áp dụng cho đơn vị có lượng chất thải ít. Những loại vôi bột được sử dụng phổ biến như cacbonat canxi, cacbonat magie, sữa vôi của hydroxit canxi,…
Với những dạng axit hữu cơ vôi tôi hoặc vôi tôi pha cùng NH4OH thì lượng amoni sẽ trực tiếp xúc tác cho quá trình phản ứng. Từ đó, giảm đi lượng cặn vôi sau quá trình trung hòa.
Để phương pháp này đạt hiệu quả một cách tối đa thì đòi hỏi người xử lý phải tính toán được tỷ lệ phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ không tránh khỏi được tình trạng sai số và chủ yếu là lượng hóa chất cần nhiều hơn so với dự tính ban đầu.
>> Xem thêm: Những cách xử lý rác thải hữu cơ nhanh chóng & hiệu quả
Xử lý chất thải có tính axit bằng đá vôi
Phương pháp này chúng ta cần để nước thải chảy qua đá vôi, đặc biệt là nước thải có chứa axit sunfuric (H2SO4). Khi đó, H2SO4 sẽ phản ứng hóa học với đá vôi và chuyển hóa thành CaSO4.
Cũng tương tự như phương pháp xử lý chất thải có tính axit bằng đá vôi thì phương pháp này cũng đòi hỏi kỹ sư phải tính toán được lượng đá vôi cần dùng so với lượng chất thải ra ngoài môi trường. Theo đó, độ hoạt hóa cũng như kích thước của lớp đệm sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xử lý.
Xử lý nước thải có tính axit bằng NaOH (xút) hoặc Na2SO4 (soda)
Có thể bạn chưa biết, NaOH (xút)hoặc Na2SO4 (soda) đang là “tiêu điểm đáng chú ý” và được lựa chọn để xử lý nước thải có tính axit. Đặc biệt hơn nữa là hai chất này rất phù hợp với các dòng nước thải có trong nhà máy axit cacbonic và axit sunfuric.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này được thể hiện bằng phương trình hóa học như sau:
2 NaOH + H2CO3 → Na2SO4+ 2H2O Na2CO3 + H2CO3 → 2NaHCO3
hoặc NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + H2O NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
Phương pháp này giúp đưa hóa chất vào để có thể xử lý nước thải có tính axit ở những đơn vị có quy mô vừa và nhỏ. Trong trường hợp nếu khối lượng xử lý lớn thì cần phải bóc tách theo phương pháp gián đoạn để có thể định lượng một cách chính xác lượng xút hoặc soda cần đưa vào. Tuy nhiên, xút và soda là 2 nguyên liệu có giá thành cao, vì vậy, các bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa vào sử dụng cho hệ thống của mình.
Xử lý chất thải có tính axit bằng dòng chảy bazơ
Dùng dòng chảy bazơ để trung hòa tính axit có trong chất thải là cách xử lý được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để áp dụng thành công phương pháp này thì cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Hỗn hợp được sử dụng để trộn phải có độ pH từ 6.5 – 8.5
Vì số lượng nhà máy để sản sinh ra hai dòng chảy có tính chất trái ngược không nhiều nên đòi hỏi người xử lý phải tính khái quát nhất về sự chênh lệch của lượng nước thải. Bởi có như vậy thì quá trình trung hòa mới đạt hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là 5 cách xử lý chất thải có tính axit hiệu quả mà Môi trường Thành Tín muốn giới thiệu đến các bạn. Nếu các bạn còn thắc mắc và muốn tư vấn chi tiết hơn nữa thì có thể liên hệ trực tiếp đến Thành Tín theo hotline: 0964 511 345 để được hỗ trợ.