Xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn cần đưa ra giải pháp xử lý đồng bộ giữa toàn bộ khu dân cư tại nông thôn hiện nay. Nguyên nhân nào gây nên nguồn nước thải sinh hoạt lớn tại khu vực nông thôn. Cách xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn hiện nay là gì?
Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguồn nước thải sinh hoạt tại nông thôn.
Xử lý nước thải nông thôn đang cần được quan tâm đúng mực
Hiện nay tại một số địa phương chất lượng nguồn nước đang ở mức báo động bởi sự ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt trực tiếp thải ra môi trường mà không qua các biện pháp thu gom, xử lý cụ thể.
Dân số nước ta tại các vùng nông thôn chiếm đến 70%, hoạt động sản xuất, sinh hoạt tập trung tại nơi đây. Nguồn nước thải tại nông thôn đang trở thành tâm điểm bàn luận trong suốt thời gian qua và vẫn chưa thể đồng bộ xử lý được.
Nước thải lưu lượng ít nhưng lại không có cống xả thoát nước theo hệ thống, không được tuyên truyền nhắc nhở phải xử lý nước thải nên đành để nước chảy trực tiếp ra bên ngoài dần dần tạo nên khu vực ô nhiễm.
Đối với những khu dân cư hoạt động chủ yếu ngành nông nghiệp thường phát sinh nguồn nước thải với thành phần chứa thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật. Quá trình phun thuốc chăm bón cây trồng có thể sinh ra lượng thuốc tồn dư và theo đường nước mưa chảy vào hệ thống nước ao hồ.
Những gia đình hoạt động chăn nuôi, nước thải từ động vật từ thức ăn dư thừa từ quá trình tắm rửa cho động vật cũng thải ra lượng nước thải lớn với mùi hôi thối, hàm lượng chất thải rắn cao. Dù hiện nay hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đã được sử dụng phổ biến tuy nhiên một số hộ gia đình chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn chủ yếu xả thải trực tiếp ra môi trường.
Vậy, mối quan tâm hiện nay là xử lý nước thải nông thôn một cách đồng bộ, hiệu quả nâng cao phát triển khu vực
Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải đô thị tại Việt Nam mới nhất
Cách xử lý nước thải nông thôn hiệu quả hiện nay
Với những hiện trạng nêu trên thì vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt luôn được ưu tiên hàng đầu. Giải pháp hoàn hảo trong lúc này chính là việc áp dụng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn theo các bước:
- Tiến hành xử lý sơ bộ nguồn nước thải trước khi đưa chúng trực tiếp xả thải ra môi trường.
- Tổ chức tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của người dân về phương pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt là mối nguy hại của nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý kịp thời.
- Tiến hành họp, đưa ra phương án, thiết kế hệ thống, thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và chất lượng nhất. Có thể đưa ra ý kiến tái sử dụng nguồn nước thải cho hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, tưới cây, phun đường.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn quy mô hộ gia đình và cấp thôn phù hợp với đặc thù của từng địa phương.
- Ứng dụng và áp dụng công nghệ tiên tiến về xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình và cấp thôn phù hợp điều kiện từng vùng miền.
Việc lắp đặt hệ thống nước thải sinh hoạt phải được được triển khai nhanh chóng, cấp thiết và tiến hành đồng bộ trong khu vực nông thôn. Điều này, giúp cho môi trường sống trở nên trong sạch hơn, đồng thời sức khỏe con người cũng được cải thiện hơn. Nhờ đó, các hoạt động sản xuất tại các vùng nông thôn được thông suốt tăng hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, hệ thống còn giúp bảo vệ nguồn nước sạch tối đa để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Lợi ích của việc xây dựng hệ thống nước thải sinh hoạt tại nông thôn
Một số lợi ích mà hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt mang lại đó chính là:
- Hệ thống giúp khử mùi, tiêu diệt virus, giảm thiểu các chất gây ô nhiễm đến mức tối đa, đảm bảo cuộc sống sinh hoạt ổn định cho người dân tại các khu vực nông thôn và môi trường xung quanh.
- Góp phần phát triển nền kinh tế xã hội, hỗ trợ mọi quy trình sản xuất tăng gia hiệu quả hơn.
- Hệ thống vận hành dễ dàng, quá trình bảo trì, nâng cấp dễ dàng tìm kiếm linh kiện thay thế, giá thành thấp với chi phí thấp và dễ tìm kiếm các linh kiện mới.
- Hệ thống có thể tái chế nước thải đã qua xử lý nhờ áp dụng công nghệ lọc hiện đại ứng dụng vào một số hoạt động cần thiết khác.
Top 5 giải pháp xử lý nước thải nông thôn ổn định và tốt nhất hiện nay.
Việc xử lý nước thải sinh hoạt ở nông thôn sẽ góp phần giảm thiểu tối đa những loại chất thải sinh hoạt có hại bị xả thải ra môi trường bên ngoài. Việc lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải trong từng hộ gia đình, từng xóm, cụm dân cư…. Giúp kiểm soát lượng nước thải xả ra môi trường. Dưới đây là 5 giải pháp xử lý nước thải phù hợp với môi trường nông thôn được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
Giải pháp xử lý nước thải phân tán Dewat – Công nghệ đức
Đây là giải pháp được chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác giữa trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế – Viện khoa học thuỷ lợi Việt Nam tổ chức. Giải pháp nhằm phổ biến công nghệ phù hợp giúp phát triển đời sống kinh tế vùng nông thôn và miền núi.
Hệ thống xử lý nước thải phân tán Dewat là giải pháp xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ bằng phương pháp sinh học, thân thiện với môi trường và chi phí vận hành thấp.
Quy trình xử lý được thông qua với các bước sau:
- Xử lý sơ bộ là quá trình lắng và nổi
- Xử lý kỵ khí bậc 1: Hệ thống xử lý kỵ khí thông qua vách ngăn dòng hướng lên thông qua lớp bùn hoạt tính bên trong bể.
- Xử lý kỵ khí bậc 2: Thông qua các ngăn bệ kỵ khí dòng hướng lên với lớp đệm cố định.
- Xử lý kỵ khí bậc 3: Thông qua bãi lọc ngang chứa các vật liệu lọc….hoặc hệ thống AO hiếu khí
Mô hình xử lý nước thải phân tán bằng bể tự hoại cải tiến
Đây là công nghệ bể tự hoại cải tiến với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí (BASTAF) thay thế cho bể tự hoại truyền thống.
Bể tự hoại cải tiến (BASTAF) hay còn gọi là bể phản ứng kỵ khí với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí là công nghệ vừa mới lại vừa cũ.
Nguyên tắc vận hành là
- Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể có vai trò lắng và lên men kỵ khí. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động.
- Các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hoá, làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của chúng. Cũng nhờ các ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ khí được bố trí nối tiếp, cho phép tách riêng hai pha (lên men axít và lên men kiềm).
- Quần thể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện phát triển thuận lợi. Ở những ngăn đầu, các vi khuẩn tạo axít sẽ chiếm ưu thế, trong khi ở những ngăn sau, các vi khuẩn tạo metal sẽ là chủ yếu.
Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: Sử dụng bể tự hoại cải tiến đạt hiệu quả tốt trong xử lý nước thải khu nông thôn manh lại sự ổn định và hiệu suất tốt. Hiệu suất xử lý trung bình theo hàm lượng cặn lơ lửng SS đạt 75%, theo COD đạt 73%, theo BOD đạt 71%… gấp 2 đến 3 lần so với hiệu suất xử lý nước thông thường.
Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư mới nhất của Thành Tín
Mô hình BASTAF kết hợp với bãi lọc ngầm trồng cây
Bùn phân huỷ kết hợp nước thải sau xử lý từ bãi lọc trồng cây còn có giá trị kinh tế. Mô hình xử lý nước thải bể BASTAF và bãi lọc ngầm trồng cây – trồng các loại thực vật nước dễ kiếm cho nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn cột A hoặc cột B. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả ra môi trường hoặc có thể tái sử dụng.
Các mô hình xử lý nước thải phân tán đã khẳng định được những ưu điểm của nó và được mọi người tin tưởng áp dụng tại nhiều nơi trên cả nước, với các quy mô khác nhau.
Giải pháp xử lí nước thải phân tán DESA đã vinh dự nhận được nhận Cúp Môi trường Việt Nam tại Hội chợ và triển lãm quốc tế về Công nghệ Môi trường lần thứ 1.
Bể xử lý nước thải công suất nhỏ JOKASOU
Đây là hợp khối thu gọn của các quy trình xử lý nước thải đi kèm với công nghệ xử lý nước tiên tiến, có thể cung cấp tính năng xử lý nước tiên tiến với thời gian xây dựng ngắn.
Sử dụng màng lọc khuẩn theo hướng không gian giúp tăng bề mặt tiếp xúc của nước thải với các vi sinh vật đặc hiệu.
Xử lý nước thải theo phương pháp sinh học là dùng các vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí giúp phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải.
Với các ưu điểm nổi bật thì giải pháp xử lý nước thải Jokasou được ứng dụng mạnh mẽ ở các vùng nông thôn Việt Nam. Đảm bảo chất lượng của nguồn nước thải và bảo tồn môi trường nước….
Trạm xử lý nước thải hợp khối xây dựng bằng bê tông cốt thép AFSB
Tại viện khoa học và kỹ thuật môi trường – nhóm nghiên cứu DESA tiếp tục phất triển mô hình xử lý nước thải phân tán với công nghệ A2O. Cụm công trình XLNT hợp khối AFSB bao gồm ngăn điều hòa, ngăn xử lý kỵ khí với các giá thể vi sinh, ngăn xử lý hiếu khí với các giá thể vi sinh, ngăn lắng – tách bùn và ngăn khử trùng. Các giá thể vi sinh trong ngăn xử lý kỵ khí và hiếu khí có thể là loại cố định hay di động. Nước thải sau xử lý đạt mức A theo QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 14:2008/BTNMT.
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với điều kiện phân tán của nông thôn tại các địa phương; chi phí lắp đặt, quản lý, vận hành thấp hơn nhiều so với xử lý tập trung; người dân dễ tiếp cận, nước thải đầu ra có thể phục vụ tưới cây.
Một hệ thống xử lý nước thải tốt sẽ góp phần nâng cao đời sống cho người dân nông thôn ngày càng được tốt hơn. Chăm sóc an toàn sức khỏe cho người dân cũng là nhiệm vụ bảo vệ cộng đồng nơi mình sinh sống. Liên hệ ngay với Thành Tín để được tư vấn hỗ trợ qua hotline 0964511345