Xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước ngọt là yếu tố quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và khu vực sản xuất của nhà máy nước ngọt nói riêng. Việc đảm bảo hiệu quả các vấn đề liên quan đến môi trường góp phần vào việc tập trung sản xuất, ổn định kinh tế.
Hiện nay, các công ty nước ngọt mọc lên rất nhiều phục vụ nhu cầu tiêu thụ mạnh trong nước. Bởi vậy, việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải để ngăn chặn được những tình huống xấu nhất từ nước thải gây ra cho môi trường.
Vì sao nhất thiết phải giải quyết vấn đề xử lý nước thải cho nhà máy sản xuất nước ngọt?
Tổng quan về nước thải nhà máy sản xuất nước ngọt
Sản xuất nước giải khát là một trong những ngành công nghiệp phổ biến, phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam hiện nay. Theo thống kê trung bình lượng tiêu thụ nước ngọt hằng năm tại Việt Nam lên đến hàng triệu lít/người/năm.
Nước giải khát được phân theo 3 nhóm như sau:
- Nhóm nước ngọt có gas: coca-cola, pepsi, 7up, soda,…
- Nhóm nước ngọt không có gas: nước ép trái cây, sữa đậu nành, trà xanh không độ, cà phê lon,…
- Nhóm nước khoáng, nước tinh khiết, nước đóng chai, nước đóng bình,…
Mỗi nhóm nước khác nhau phục vụ nhu cầu sử dụng hằng ngày cho con người liên tục. Với tình hình đó các nhà máy sản xuất nước giải khát ra đời ngày càng nhiều, lượng nước thải phát sinh lớn cũng từ đó mà tăng lên.
Nước thải nhà máy sản xuất nước ngọt xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như
- Nước từ lò hơi, máy làm lạnh, tiệt trùng sản phẩm
- Hoạt động rửa nhà xưởng, nguyên liệu, máy móc thiết bị, tiệt trùng thành phẩm,
- Quá trình loại bỏ các sản phẩm bị hư hỏng, không đạt chất lượng trong quá trình bảo quản và vận chuyển
- Một lượng nhỏ dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị động cơ
- Ngoài ra, nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân cũng góp phần làm tăng lượng nước thải sản xuất nước giải khát tăng lên kèm theo theo một số chất gây ô nhiễm
Nguyên liệu chế biến nước giải khát chủ yếu là các thành phần chứa protein, dinh dưỡng cao, chất tạo độ ngọt, tạo màu.
Xem thêm: [New] Giải pháp xử lý nước thải ngành công nghiệp chế biến cà phê
Vì sao phải xử lý nước thải sản xuất nước ngọt
- Do thành phần nước thải chứa nồng độ cao các chất hữu cơ dễ phân hủy, nếu để nước thải trong một thời gian dài hạn và không xử lý se dẫn đến nhiều tình trạng như phân hủy kị khí, gây mùi hôi thối, ảnh hưởng đến phong cảnh môi trường thiên nhiên, tạo điều kiện để các loài côn trùng, vi khuẩn gây bệnh phát triển, tác động trực tiếp đến môi trường và con người.
- Nếu xả thải liên tục, trực tiếp ra môi trường xung quanh sông suối, ao hồ, ảnh hưởng đến cuộc sống của những động vật, vi sinh vật thủy sinh. Ảnh hưởng đến nguồn đất ngầm làm chết cây cối, thiệt hại về nguồn vốn của người dân.
- Tốn kém chi phí đầu tư trong việc tiến hành công việc thao tác khắc phục và giải quyết do hậu quả của ô nhiễm và độc hại từ nguồn nước thải dẫn tới .
Tóm lại, nước thải ngành sản xuất nước giải khát chủ yếu chứa các hợp chất hữu cơ, BOD, COD, chất rắn lơ lửng, độ màu, N, P. Vì vậy cần đưa ra giải pháp phù hợp để giải quyết triệt để những thành phần có trong nước thải nêu trên.
Công nghệ xử lý phù hợp cho nước thải sản xuất nước ngọt
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước ngọt sẽ dựa vào hoạt động của vi sinh vật để tiến hành xử lý các thành phần N, P, COD, BOD,… cao trong nước thải. Quá trình đó diễn ra như sau:
Song chắn rác:
- Nước thải được thu gom vào bể, trước bể có lắp đặt song chắn rác thô nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn tránh trường hợp nghẹt bơm và ảnh hưởng đến các bước xử lý phía sau
- Sau đó nước tiếp tục đi qua một hệ thống lọc rác tinh nhằm loại bỏ hoàn toàn các rác nhỏ hơn
-Bể điều hòa:
- Nước thải tiếp tục được đưa vào bể điều hòa với tốc độ đồng đều để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, ổn định nguồn nước thải để tiếp tục các công trình xử lý tiếp theo
Bể trung hòa:
- Sau khi lưu lượng nước thải ổn định tại bể điều hòa sẽ tiếp tục được bơm qua bể trung hòa
- Sử dụng NaOH châm vào nước thải khuấy trộn để nước thải tăng nồng độ pH lên, đảm bảo điều kiện hoạt động cho quá trình sinh học kỵ khí
Bể UASB:
- Tại bể UASB sẽ diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải với sự tham gia của các vi sinh vật yếm khí
- Vi sinh vật yếm khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành khí sau đó bọt khí sinh ra bám vào hạt bùn cặn, nổi lên trên bề mặt bể
Bể Oxic:
- Sau quá trình yếm khí tại bể UASB nước thải tiếp tục được bơm qua bể Oxic để xử lý các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan
- Những hợp chất đó sẽ chuyển hóa thành các bông bùn sinh học – quần thể vi sinh vật hiếu khí – có khả năng lắng sau xử lý
Bể sinh học:
- Sử dụng bơm tăng áp bơm liên tục nước thải vào bể sinh học để phân hủy chất hữu cơ. Tại đây khí được cung cấp kết hợp cùng bùn hoạt tính giúp thúc đẩy tăng trưởng vi sinh sinh khối kết thành các bông bùn to và đẩy ra ngoài.
Bể lắng sinh học:
- Lắng và tách bùn hoạt tính khỏi nước thải là nhiệm vụ của bể lắng sinh học
- Bùn sau khi lắng, một phần sẽ tuần hoàn trở lại bể Oxic để tiếp tục quá trình xử lý các chất hữu cơ, phần còn lại được đưa ra bể chứa bùn.
Cuối cùng, cần khử trung nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận bởi nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học vẫn còn chứa nhiều vi khuẩn. Châm một lượng hóa chất NaOCL vào nước thải để tiêu diệt được vi khuẩn trong dòng nước ra.
Nước thải sau khi khử trùng và hoàn thiện các quy trình như trên đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra theo QCVN 40:2011/ BTNMT
Lượng bùn dư thừa từ bể kỵ khí và bể lắng sinh học sẽ được bơm đến bể nén bùn sau đó dùng máy ép bùn hoặc sân phơi bùn để xử lý. Bùn sau khi ép có thể được vận chuyển đi xử lý như chất thải rắn.
Xem thêm: Bộ tiêu chuẩn xử lý nước thải quy chuẩn kỹ thuật quốc gia côt A, Cột B
Dịch vụ xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước ngọt tại Thành Tín
Là đơn vị tiên phong áp dụng các công nghệ mới tiên tiến hàng đầu trong ngành xử lý nước thải hiện nay. Thành Tín đã xây dựng cho mình một danh sách các công trình xử lý nước thải từ Bắc vào Nam. Trong đó hạng mục xử lý nước thải nhà máy nước giải khát là trong số những danh mục được chú trọng và quan tâm lớn về công nghệ xử lý.
Các giải pháp mà Môi Trường Thành Tín đưa ra trong xử lý nước thải nhà máy chế biến đồ uống giải khát như sau:
- Hệ thống thiết kế xử lý bằng phương pháp hợp khối giúp giảm diện tích, có tính thẩm mỹ, dễ dàng vệ sinh và an toàn trong quá trình vận hành.
- Công nghệ tự động hoá, thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu nhân công và chi phí trong quá trình vận hành.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến, mới nhất nhằm đáp ứng đa dạng các ngành nghề phù hợp, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn: MBR, MBBR, Biochip, lọc UF, MF, NF, RO….
- Đa dạng các loại vật liệu trong nước và nhập khẩu….đáp ứng được tất cả các loại nước thải có thành phần ô nhiễm khác nhau.
- Sau xử lý nước thải đạt quy chuẩn xả thải do Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành. Nước thải đầu ra có thể tái sử dụng cho các mục đích khác.
- Thi công lắp đặt nhanh chóng, giá thành phù hợp.
- Đội ngũ nhân viên kỹ thuật giỏi nhiều năm kinh nghiệm, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe nhất của doanh nghiệp cũng như môi trường và công việc.
Tổng kết
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất nước ngọt đang được các đơn vị, nhà máy, doanh nghiệp sản xuất quan tâm và đầu tư chi phí xây dựng. Một hệ thống ổn định chất lương phải đảm bảo được các yếu tố như kỹ thuật, công nghệ, chất lượng lắp đặt, khảo sát nước đầu ra đạt chuẩn.
Liên hệ với Thành Tín để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất về hệ thống xử lý nước thải qua hotline 0964511345