Giải pháp xử lý nước thải dược phẩm là một trong những vấn đề khó hiện nay. Tính đặc thù của ngành sản xuất, chế biến dược phẩm cũng như các chất thải hoá chất từ phòng thí nghiệm. Do đó để có một nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn cần một giải pháp xử lý phù hợp. Bài viết này sẽ giải đáp về tính chất, giải pháp, quy trình… xử lý nước thải ngành dược phẩm chi tiết nhất.
Tình hình xử lý nước thải dược phẩm ở Việt Nam hiện nay
Ngành dược phẩm Việt Nam hiện nay có bước phát triển đột phá với hệ thống bán sỉ và lẻ trên toàn quốc. Cùng với đó là các hoạt động mở rộng thị trường đầu tư doanh nghiệp từ nước ngoài mang đến cơ hội cho ngành sản xuất và chế tạo thuốc. Góp phần tham gia tích cực vào quá trình khám và chữa trị cho từng loại bệnh.
Tuy nhiên song hành với những lợi ích ngành dược phẩm mang lại thì một số vấn đề về xử lý nước thải dược phẩm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Do đặc trưng của nước thải ngành dược phẩm chứa nhiều thành phần hữu cơ và cô cơ, nhiều chất xúc tác và phụ gia….do đó tình trạng COD trong nước rất cao.
Vì vậy xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn hiệu quả trước khi xả ra môi trường là chú trọng hàng đầu của các nhà máy, đơn vị, hiện nay.
Tại Việt Nam hiện nay các nhà máy cơ sở chế biến thuốc đều được kiểm tra kỹ lưỡng cơ sở xử lý xả thải trước khi đi vào hoạt động sản xuất. Tuy nhiên một số cơ sở lâu dần xuống cấp và không được tu sửa hoặc vẫn còn một số đơn vị với cơ sợ hạ tầng không đạt tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến nguồn nước thải thải ra môi trường. Do đó việc chấn chỉnh kiểm tra kiểm ra soát các đơn vị chưa đạt tiêu chuẩn xử lý nước thải dược phẩm để kịp thời xử lý.
Xem thêm: [Chi tiết] Quy trình xử lý nước thải y tế, bệnh viện đạt chuẩn QCVN
Tính chất của nước thải sản xuất dược phẩm
Nước thải ngành dược phẩm chứa nhiều thành phần hữu cơ và chất hóa học để chế tạo thành dược phẩm dưới nhiều dạng khác nhau, nên rất nguy hại, mang đến nhiều nguy hiểm cho con người và môi trường sống xung quanh.
Từ quá trình sản xuất vỏ thuốc, nang thuốc, chế biến thuốc,… nguồn nước thải này chứa hàm lượng chất dầu mỡ cao, chất rắn lơ lửng, đều là những hợp chất gây hại cho đường ống bơm, đường dẫn nước, hoạt động sinh sống của vi sinh vật
Quá trình tẩy rửa các trang thiết bị, vật liệu, dụng cụ trong sản xuất cũng đem đến một lượng nước thải chứa các hợp chất khó xử lý như thuốc khử, dung môi, clo,….
Các hợp chất này nếu không qua xử lý mà xả thẳng ra môi trường có thể giết chết các sinh vật sống trong nước, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân xung quanh, ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Nhận thấy nước thải dược phẩm có chứa nhiều chất độc hại và các thành phần hóa học khác nhau. Do đó, việc xử lý nước thải dược phẩm là tiền đề quan trọng giúp bảo vệ môi trường tự nhiên và đời sống sinh hoạt của con người.
Xem thêm: 5+ Phương pháp xử lý nước thải nhiễm dầu hiệu quả
Công nghệ xử lý nước thải dược phẩm
Đầu tiên, khi xử lý nươc thải sản xuất dược phẩm cần chú ý 2 vấn đề sau:
- Một là, nước thải chứa nhiều hợp chất β-lactam( hợp chất đặc trưng trong dược phẩm) ngăn chặn hoạt động của vi sinh vật và hàm lượng dầu mỡ cao ảnh hưởng đến quá trình vận hành bơm.
- Thứ hai, quá trình hòa tan oxy dễ bị ảnh hưởng nếu không xử lý triệt để hiện tượng tạo bọt gây cản trở quá trình lọc và phân tán vi khuẩn gây tác động đến môi trường của nước thải sản xuất dược phẩm
Quy trình xử lý nước thải dược phẩm diễn ra như sau
- Nước thải từ các phân xưởng sản xuất tá dược được thu gom về hố thu gom nước thải, tại đây dung dịch H2O2 và FeSO4 được bơm vào nước thải để phân hủy các hợp chất trước khi đưa về bể điều hòa
- Nước thải sinh hoạt được dẫn qua song chắn rác và bể lắng cát của hệ thống xử lý nước thải nhằm loại bỏ rác, cát, thải và các chất thô để đảm bảo rác thải không ảnh hưởng đến những hoạt động tiếp theo của hệ thống xử lý
- Tiếp đó, nước thải dược phẩm được thu gom về bể điều hòa nhằm duy trì ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải bằng hệ thống máy thổi khí trộn đều các hợp chất trong nước thải. Nồng độ pH được điều chỉnh đến thông số tối ưu, ổn định để bắt đầu quá trình xử lý sinh học đạt hiệu quả
- Sau đó, nước thải được bơm trực tiếp vào bể oxi hóa. Trong bể oxi hóa sẽ được sục khí ozon, kết hợp chất xúc tác với H2O2 phân hủy tạo ra gốc –OH- đây là tác nhân oxi hóa mạnh phản ứng và phá hủy hầu hết các hợp chất β-lactam đặc trưng trong nước thải dược phẩm thành những phân tử có kích thước dài hoặc có thể oxy hóa triệt để thành CO2, H2O,..
- Tiếp theo chuyển nước thải đã oxy hóa sang hệ thống AFBR để xử lý tất cả các hợp chất hữu cơ hòa tan, chất vô cơ như H2S, NH4, N,P,…. Hệ thống AFBR hoạt động dựa vào sự phân hủy của các vi sinh vật trong hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm để phát triển. Bên cạnh đó, tại bể AFBR quá trình bùn hoạt tính hoạt động liên tục nhờ quá trình sục khí, duy trì bùn ở trạng thái lơ lửng.
- Nước thải sẽ tiếp tục được chuyển sang bể lắng nhằm loại bỏ các cặn lắng rồi di chuyển sang bể lọc áp lực để loại bỏ hoàn toàn các chất lơ lửng
- Cuối cùng, nước thải dược phẩm sẽ được khử trùng bởi hóa chất NaCl trước khi xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận
-Bể AFBR hoạt động hiệu quả cung cấp vi sinh vật cộng sinh xử lý được nguồn nước thải dược phẩm đặc trưng chứa hợp chất β-lactam.
Với những thông tin chia sẻ đến bạn đọc về nguồn nước thải xử lý dược phẩm, chúng tôi hi vọng phần nào hỗ trợ được bạn trong lĩnh vực nước thải này. Nếu quý khách hàng cần sử dụng dịch vụ xử lý nước thải tại công ty chúng tôi, vui lòng liên hệ qua hotline Thành Tín 0964511345