Xử lý nước thải chế biến thực phẩm là xử lý nước thải từ quá trình chế biến các thực phẩm, các nhu yếu phẩm cung cấp cho con người. Loại nước thải này bản chất không chứa các thành phần độc hại nhưng lại chứa mùi và nhiều hợp chất hữu cơ.
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Thành Tín để hiểu rõ hơn về nguồn nước thải này.
Đặc trưng nguồn nước thải chế biến thực phẩm
Nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là nước thải xuất phát từ các nhà máy sản xuất như: bánh kẹo, sữa, mì tôm, thức ăn nhanh, nước giải khát, thịt đông lạnh, hải sản,…
Thành phần có trong nước thải chế biến thực bao gồm:
- Hàm lượng Nito và photpho cao
- Hàm lượng protein, chất béo, dầu mỡ cao
- Chứa nồng độ vi khuẩn, TSS, BOD cùng với COD cao.
- Tùy thuộc vào khu vực nguyên liệu chế biến nước thải còn có thêm tính chất về mùi vị, màu sắc
- Chứa nhiều chất hữu cơ và không có hợp chất gây hại
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có xu hướng phát triển nhanh, cạnh tranh với nhau trên thị trường hiện nay. Không chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu một số mặt hàng ra nước ngoài. Do vậy, lượng nước thải phát sinh trong một ngày đang tăng lên nhanh chóng.
Công đoạn diễn ra trong quy trình chế biến thực phẩm cũng đều phát sinh ra nguồn nước thải, chúng tập trung về một khu vực rồi xả thải ra ngoài.
Nước thải thực phẩm khi thải vào môi trường ngăn chặn quá trình oxy hóa hòa tan trong nước, vi sinh vật không thể sinh sống, phát triển, quá trình tuần hoàn trong nước không thể diễn ra tự nhiên
Mùi hôi khó chịu từ thành phần hữu cơ và photpho cao, suy giảm chất lượng nguồn nước.
>> Xem thêm: quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo tốt nhất hiện nay
Quy trình biện pháp xử lý nước thải nhà máy chế biến thực phẩm
Dựa vào tính chất nguồn nước thải chế biến thực phẩm, một số biện pháp xử lý được ứng dụng hiệu quả trong quy trình như sau:
Xử lý hiếu khí: biện pháp này dùng các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước và các thành phần gây ô nhiễm thành các chất vô cơ không gây ô nhiễm
- Vi sinh vật tuần hoàn định kỳ giảm nồng độ chất bẩn trong nước thải
Xử lý yếm khí: thường được áp dụng với nước thải có nồng độ hữu cơ cao
- Các vi sinh vật kị khí phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ và các thành phần gây ô nhiễm trong nước.
- Quá trình phân hủy này có thể áp dụng được những nơi diện tích nhỏ, quỹ đất gói gọn, không có mặt thoáng không khí thì vi sinh vật có thể phát triển tốt
Lọc sinh học: mô hình lọc sinh học đang được sử dụng nhiều trong thời điểm hiện nay, bởi có những đặc điểm xử lý phù hợp với nguồn nước thải thực
- Bản chất của nước thải dễ phân hủy, thối rữa bốc mùi, do vậy cần thiết kế một quy trình xử lý sử dụng vi sinh vật, công nghệ sinh học
- Tùy thuộc vào quy mô khu vực xả thải, mức độ đầu tư để lựa chọn sử dụng đồng bộ giữa thiết bị xử lý yếm khí- hiếu khí hay chỉ lựa chọn 1 trong 2. Doanh nghiệp quy mô nhỏ thì xây dựng hồ yếm khí tự nhiên, doanh nghiệp quy mô lớn thì nên kết hợp 2 quá trình với nhau để xử lý chất thải một cách hiệu quả hơn
Tùy thuộc vào quy trình xử lý diễn ra để lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp, có thể kết hợp các biện pháp với nhau nhưng phải nắm rõ được kỹ thuật áp dụng để đem lại kết quả cao.
Một số đặc điểm cần lưu ý trong quá trình xử lý nước thải chế biến thực phẩm
Trong hệ thống xử lý nước thải, bên cạnh đưa ra những giải pháp hiệu quả, cần tìm hiểu và sử dụng thêm các nguyên vật liệu, hóa chất hỗ trợ để quá trình diễn ra suôn sẻ. Một số hóa chất thường xuyên được sử dụng như:
- Hóa chất keo tụ: thường sử dụng PAC có màu vàng, dễ hòa tan trong nước, dung dịch trong suốt, có tác dụng keo tụ mạnh
- Phèn nhôm sunfat: hợp chất keo tụ diễn ra quá trình phản ứng thủy phân trong nước thải
- Hóa chất khử mùi: mùi hôi nước thải là thành phần khó xử lý cần sử dụng các hóa chất để xử lý mùi như: dung dịch nước Javen, chế phẩm Odor Removal hoặc Enchoice, hoặc sử dụng vi sinh vật để xử lý mùi hôi cũng là một giải pháp
- Hóa chất khử trùng nước thải: khử trùng nước thải là công đoạn cuối đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải ra ngoài. Chlorine, Clo, là 2 hóa chất chính để khử trùng nước thải
Tại quá trình lọc sinh học, nước thải sẽ tràn qua bể lắng để lắng bùn còn sót lại trong nước thải ngay lúc này cần chuyển nước đã lắng xuống đáy bể rồi cho nước di chuyển sang bể khử trùng, bùn lắng xuống đáy bể một phần sẽ được tuần hoàn để duy một phần cần được bơm sang bể chứa bùn để tái sử dụng, tránh trường hợp xả bùn dư thừa bừa bãi.
Quá trình lọc áp lực lọc liên tục sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực cần được rửa, lọc sạch nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn vào hố thu.
Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.
Xem thêm: Phương án xử lý nước thải giết mổ gia súc gia cầm đạt quy chuẩn
Những băn khoăn thường gặp của chủ cơ sở chế biến về quy chuẩn nước thải chế biến thực phẩm
Ngoài các hồ sơ pháp lý thì hồ sơ môi trường chính là một trong những vấn đề mà chủ cơ sở quan tâm. Và một trong số đó chính là nước thải đầu ra của cơ sở sản xuất phải đạt quy chuẩn xả thải của bộ y tế.
Theo nghị định 155/216/NĐ-CP nếu không thực hiện xử lý nước thải mà trực tiếp xả ra môi trường sẽ bị phát tiền từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng và bị tước giấy phép hoạt động của cơ sở.
Các yếu tố mà chủ cơ sở sản xuất thực phẩm quan tâm để xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất thực phẩm gồm:
- Loại hình sản xuất và quy mô cơ sở.
- Công nghệ xử lý nước thải nào phù hợp với quy mô và loại hình sản xuất của chủ sở hữu.
- Hiệu suất xử lý, chi phí đầu tư ban đầu và diện tích xây dựng như thế nào.
- Nước thải đầu ra có đạt đúng quy chuẩn QCVN ban hành đối với nước thải sản xuất chế biến thực phẩm?
Trên đây là bài viết về hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm. Công nghệ ứng dụng vào hệ thống có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực và quy mô xả thải nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng hiệu quả. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn có thể liên hệ qua Thành Tín hotline: 0964511345