Giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí được ứng dụng phổ biến trong công trình xử lý nước thải hiện nay bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật, vi khuẩn tự phân hủy trong nước thải để tiến hành xử lý các chất gây ô nhiễm trong nước thải.
Đều là giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học nhưng hãy cùng tim hiểu xem phương pháp sinh học hiếu khí khác phương pháp sinh học kỵ khí chỗ nào nhé!
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí là gì?
Xử lý nước bằng vi sinh hiếu khí là phương pháp sinh học diễn ra trong quá trình sử dụng các vi sinh oxy hóa các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy.
Xử lý nước thải bằng vi sinh hiếu khí thường gồm 3 giai đoạn:
- Oxy hóa các chất hữu cơ
- Tổng hợp tế bào mới
- Phân hủy nội bào
Xem thêm: [Top] 5 Giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý hiện nay
Dựa vào 3 giai đoạn nêu trên, phương pháp sinh học hiếu khí thường được phân thành 2 quá trình xử lý là quá trình sinh học nhân tạo và quá trình sinh học tự nhiên.
Phương pháp xử lý sinh học nhân tạo
Quá trình hiếu khí sinh trưởng lơ lửng
- Đây là quá trình xử lý bằng vi sinh có dạng bể, được thực hiện nhờ bùn hoạt tính và cung cấp oxy bằng khí nén hoặc làm thoáng, khuấy đảo liên tục trong nước thải
- Bùn phát triển ở trạng thái lơ lửng và hiệu suất xử lý các hợp chất hữu cơ khá tốt. Bùn hoạt tính là tập hợp những vi sinh vật có trong nước thải, tạo thành những bông cặn có khả năng hấp thu và phân hủy các chất hữu cơ khi có mặt oxy
Quá trình hiếu khí sinh trưởng dính bám
- Vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy bám dính trên lớp vật liệu giá thể để hoạt động
- Quá trình bám dính vi sinh vật tăng lên thì lượng sinh khối tăng lên, thời gian lưu bùn kéo dài nên xử lý tải trọng cao. Vi sinh xử lý BOD, COD và một phần Nitơ, phospho.
Đĩa quay sinh học:
- Màng sinh học tiếp xúc với chất hữu cơ có trong nước thải, nhờ quay liên tục mà màng sinh học vừa được tiếp xúc với không khí vừa tiếp xúc được với chất hữu cơ trong nước thải, vì vậy, chất hữu cơ được phân hủy nhanh.
Mương oxy hóa:
- Mương oxy hóa chính là giai đoạn nâng cấp của bể Aerotank để khuấy trộn hoàn chỉnh quá trình làm việc trong điều kiện hiếu khí kéo dài với bùn hoạt tính
Phương pháp xử lý sinh học tự nhiên
Phương pháp sinh học tự nhiên bao gồm ao hồ sinh học hiếu khí và cánh đồng tưới bãi lọc.
Cánh đồng tưới và bãi lọc:
- Vi sinh tự nhiên trong cánh đồng tưới và bãi lọc sẽ xử lý hiệu quả chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt với hàm lượng nitơ, photpho, kali cao
- Tuy nhiên quá trình xử lý này diễn ra khá chậm, hơi mất thời gian
Ao hồ sinh học:
- Vi sinh vật từ rêu tảo trong quá trình quang hợp tại ao hồ cũng giống quá trình oxy hóa từ không khí để oxy hóa các chất hữu cơ
- Hợp chất CO2, photphat và nitrat amoni sinh ra từ sự phân hủy, oxy hóa các chất hữu cơ bởi vi sinh sẽ được rong, rêu, tảo hấp thụ
- Ao hồ sinh học có 2 loại: ao hồ tự nhiên và ao hồ nhân tạo
Những yếu tố tác động đến quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
Nước thải được xử lý bằng phương pháp sinh học bắt buộc phải đảm bảo mọi quá trình diễn ra trong điều kiện hiếu khi hoạt động một cách tốt nhất. Một số yếu tố cần chú ý đến như sau:
- Oxy: quá trình hiếu khí thì việc cung cấp oxy là yếu tố cực kỳ quan trọng. Do vây, nếu không cung cấp đầy đủ lượng Oxy một cách liên tục thì vi sinh sẽ chết, quá trình xử lý không thể tiếp tục diễn ra
- Độ pH: ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa của vi sinh, quá trình tạo bùn và lắng
- Nồng độ các chất bẩn hữu cơ
- Nồng độ các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật
- Hàm lượng chất thải rắn phải được kiểm soát ổn định
- Hàm lượng bùn hoạt tính
- Chất dinh dưỡng như Nitrogen, Phosphor, K, Ca, S…
Tùy thuộc vào lưu lượng nước thải, quy trình công nghệ, hệ thống lắp đặt vận hành mà các yếu tố trên sẽ có sự thay đổi khác nhau để phù hợp hơn. Nhưng đây đều là những yếu tố bắt buộc đơn vị thi công xử lý phải nắm được và tiến hành theo.
Xem thêm: Thực hư sử dụng bèo tây xử lý nước thải có mang lại hiệu quả
So sánh hai phương pháp sinh học hiếu khí và phương pháp sinh học kỵ khí
Phương pháp sinh học hiếu khí và sinh học kị khí đều là 2 phương pháp sinh học sử dụng vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ, các hợp chất và kim loại nặng trong nước. Phương pháp đạt hiệu quả xử lý trong nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải chung cư, nước thải chăn nuôi…
Tuy nhiên giai đoạn hoạt động của chúng sẽ có một vài điểm khác nhau như sau:
Khái niệm
- Phương pháp sinh học hiếu khí vi sinh vật sinh trưởng và phát triển nhờ cung cấp lượng oxy liên tục nếu thiếu lượng oxy vi sinh vật sẽ chết
- Phương pháp sinh học kị khí hoạt động trong điều kiện không có không khí, không cần lượng oxy trong quá trình xử lý
Các giai đoạn xử lý chính:
- Phương pháp hiếu khí bao gồm: oxy hóa chất hữu cơ, hình thành tế bào mới, phân hủy nội bào
- Phương pháp kị khí bao gồm: thủy phân, acid hóa, acetic hóa, methane hóa
Quá trình xử lý:
- Vi sinh vật hiếu khí phù hợp trong xử lý nước thải chứa nhiều chất hữu cơ và tồn tại dưới dạng hữu cơ hòa tan
- Vi sinh vật kỵ khí khử tốt hàm lượng chất độc hại ngành công nghiệp chế biển thủy sản
Ưu điểm:
- Phương pháp hiếu khí ít gây ra mùi hôi, tạo ra nguồn nước đảm bảo có thể tái sử dụng, vận hành đơn giản, bùn sau xử lý có thể tái sử dụng, chi phí đầu vào thấp
- Phương pháp kỵ khí thì ít tạo ra bùn, phù hợp với nguồn nước thải có tải trọng cao
Nhược điểm:
- Chi phí vận hành phương pháp hiếu khí cao, bùn thải quá lớn, chỉ xử lý hiệu quả cho nguồn nước thải có tỉ trọng ô nhiễm ở mức thấp
- Phương pháp kỵ khí có tốc độ phân hủy khá chậm, tốc độ phản ứng chậm, nồng độ bùn cao
Tùy thuộc vào mô hình hệ thống, nguồn nước thải đầu vào mà lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp. Nếu gặp khó khăn hoặc cần tư vấn đưa ra giải pháp hợp lý hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0964511345