Tiêu chuẩn xử lý nước thải là quy định về đặc tính kỹ thuật được lấy làm chuẩn trong quy trình xử lý nước thải dùng để đánh giá, phân loại từng nguồn nước thải đầu ra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hơn đối với việc xử lý nước thải.
Hiện nay bộ tài nguyên môi trường đề ra các tiêu chuẩn và bắt buộc các đơn vị xử lý nước thải dựa vào đó để lấy quy chuẩn trong quá trình xử lý.
Vậy những tiêu chuẩn hiện nay bao gồm những tiêu chuẩn nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Thành Tín nhé!
Tại sao phải áp dụng tiêu chuẩn vào quy trình xử lý nước thải?
Đặc thù nước thải chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng, thành phần BOD, COD cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép của nước thải. Những thành phần nước thải này nếu không qua xử lý mà xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ làm biến đổi tính chất của nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cuộc sống con người.
Tuy nhiên không phải nước thải nào cũng xử lý đúng cách và sau quá trình xử lý đảm bảo không còn chất gây ô nhiễm. Vì vậy, hiện nay việc xử lý nước thải đều bắt buộc áp dụng theo tiêu chuẩn cho từng loại nước thải như: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế,…
Việc xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra giải quyết được các vấn đề rủi ro từ nguồn nước thải mang đến, đảm bảo khu vực tiếp nhận không bị ô nhiễm, những đơn vị đầu tư dịch vụ xử lý nước thải có thể an tâm hoạt động.
Xử lý nước thải là vấn đề chung của toàn xã hội, các cơ quan, bộ Tài Nguyên Môi Trường đang thực hiện gắt gao các chính sách, tiêu chuẩn áp dụng cho xử lý nước thải.
Các tiêu chuẩn xử lý nước thải được ban hành hiện nay
Việc áp dụng tiêu chuẩn để xử lý nước thải là điều không thể bỏ qua ngay lúc này. Trước tình hình đó Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã đề ra các tiêu chuẩn xử lý nước thải như sau:
Tiêu chuẩn thải – Nước thải công nghiệp
TCVN 5945: 2010 Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ,…kể cả nước thải của các nhà máy xử lý tập trung.
Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp khi thải vào các khu vực nước tiếp nhận có mục đích sử dụng nước với yêu cầu chất lượng nước thấp hơn hoặc vào các nơi tiếp nhận nước thải khác.
Dựa vào bảng trên để xác định thông số nước thải công nghiệp sau xử lý có nồng độ ô nhiễm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A để có thể đổ vào các khu vực thường được dùng làm nguồn nước cho mục đích sử dụng nước sinh hoạt.
Tương tự, ta xác định thông số nước thải công nghiệp có giá trị nồng độ các chất ô nhiễm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B thì được đổ vào các khu vực nhận thải khác trừ các khu vực nước quy định ở cột A.
Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt
Các thông số dưới bảng sau đây sẽ quy định tiêu chuẩn giá trị các thành phần ô nhiễm trong thành phần nước thải sinh hoạt như sau:
Cột A: đây là thông số giá trị C quy định nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị có nồng độ ô nhiễm khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Cột B1:
- Thông số ô nhiễm đạt mức tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
- Tuy nhiên, thông số tại cột B1 này không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt đối với những cơ sở có lưu lượng nước thải lớn hơn 500m3 /ngày đêm- 1500m3/ngày đêm
Cột B2: những thông số ô nhiễm trong cột B2 cũng quy định giá trị tối đa cho phpes của nước thải sinh hoạt và cũng không dùng trong mục đích cấp nước sinh hoạt cho các cơ sở có lưu lượng thải lớn hơn hoặc bằng 200m3 /ngày đêm – 500m3/ngày đêm .
Cột B3: tương tự đối với nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị trước khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải cần áp dụng chuẩn với các giá trị tối đa cho phép trong nước thải và k hông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt của cơ sở có lưu lượng thải lớn hơn hoặc bằng 50m3/ngày đêm – 200m3/ngày đêm .
Cột B4: tương tự như các cột trên, lhông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt của cơ sở có lưu lượng thải lớn hơn hoặc bằng 05m3 /ngày đêm – 50m3/ngày đêm.
Một số quy chuẩn hiện hành áp dụng trong các nguồn nước thải
QCVN 14: 2008/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt được tính toán và áp dụng theo công thức sau để xác định chính xác các giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt:
Cmax = C x K
Trong đó:
- Cmax là nồng độ ô nhiễm tối đa được bằng đơn vị mg/l
- C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm theo quy định
- K là hệ số tính quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư
Tuy nhiên công thức này không áp dụng đối với thông số pH và coliforms
Lấy giá trị C làm cơ sở xác định hàm lượng tối đa cho phép khi thải nước sinh hoạt ra các nguồn nước tiếp nhận khác tại bảng trên mục 2.1
QCVN 28: 2010/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
Nước thải y tế phải được xử lý và khử trùng trước khi thải ra môi trường theo tiêu chuẩn và công thức như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
- Cmax lấy C làm giá trị xác định thông số và các chất gây ô nhiễm, từ đó có biện pháp tính toán chính xác theo quy định
- K là hệ số quy mô tùy thuộc vào loại hình y tế quy định. Thông thường đối với các thông số trong nước thải y tế như pH, tổng coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholera thì xác định hệ số K = 1
- Đối với những cơ sở khám, chữa bệnh có sử dụng nguồn phóng xạ sẽ áp dụng chỉ số phóng xạ α và β
Nước thải y tế trước khi dẫn vào hệ thống thu gom dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải được khử trùng loại bỏ các chất gây ô nhiễm áp dụng theo quy định của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
QCVN 40: 2011/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
Công thức áp dụng cho các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp :
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- Cmax trong nước thải công nghiệp cũng được xác định làm giá trị tối đa cho phép với các thông số ô nhiễm để xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo quy định
- Kq chính là hệ số được xác định khi chảy ra nguồn tiếp nhận là các ao, hồ, sông, suối, kênh, mương
- Kf được xem là nguồn tổng lưu lượng nước thải tại các cơ sở có nguồn nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận
Nếu trường hợp nước thải công nghiệp sau khi xử lý mà chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì tiến hành áp dụng xả vào các cống thoát nước khu đô thị, dân cư theo công thức áp dụng : Cmax = C được quy định tại cột B bảng 2.1
Xem thêm: [New] Giải pháp xử lý nước thải ngành công nghiệp chế biến cà phê
QCVN 12 – MT: 2015/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải ngành giấy
Công thức áp dụng cho các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó
- Cmax là giá trị tối thiểu cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy theo quy định
- Kq chính là hệ số được xác định khi chảy ra nguồn tiếp nhận là các ao, hồ, sông, suối, kênh, mương
- Kf là nguồn thải quy định cho tổng lưu lượng nước thải tại các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải
Tương tự như nước thải công nghiệp thì nước thải ngành giấy nếu chưa có hệ thống nhà máy xử lý tập trung thì tiến hành xả ra các hệ thống thoát nước theo công thức: Cmax = C cột B bảng 2.1
QCVN 62 – MT : 2016/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
Công thức áp dụng cho những cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải lớn hơn hoặc bằng 5m3/ ngày như sau:
Cmax = C × Kq × Kf
- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi quy định
- Kq chính là hệ số được xác định khi chảy ra nguồn tiếp nhận là các ao, hồ, sông, suối, kênh, mương
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tương ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Đối với những cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, liều lượng nước thải nhỏ hơn 5m3/ ngày thì tiến hành thu gom, xử lý nước thải theo hệ thống xử lý nước thải ngành chăn nuôi.
Xem thêm: Giải quyết vấn đề bất cập trong xử lý nước thải mía đường hiện nay
QCVN 13- MT : 2015/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm
Công thức áp dụng cho nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả thải trực tiếp ra môi trường:
Cmax = C x kq x Kf
Trong đó:
- Cmax là giá trị quy định thông số ô nhiễm tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm theo quy định
- Kq chính là hệ số được xác định khi chảy ra nguồn tiếp nhận là các ao, hồ, sông, suối, kênh, mương
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tương ứng với tổng lưu lượng nước thải dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Áp dụng công thức Cmax = C khi nước thải công nghiệp dệt nhuộm chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung và xả trực tiếp ra các hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư
Trên đây là tiêu chuẩn về xử lý nước thải mà đơn vị Thành Tín tổng hợp và gửi đến bạn. Nếu gặp khó khăn trong các quy trình xử lý nước thải để đạt được tiêu chuẩn đề ra hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0964511345