Thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường

Giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường là gì? Thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường có phức tạp không? Đây đều là những câu hỏi được rất nhiều chủ xử lý chất thải quan tâm. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Môi trường Thành Tín nhé!

Giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường là gì?

Hiểu một cách đơn giản, giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải công nghiệp để thực hiện xử lý, tái chế,…bao gồm cả các hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ và sơ chế. Giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường là một trong những giấy tờ mà các chủ xử lý rác thải cần phải có. 

Tìm hiểu khái niệm giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường 
Tìm hiểu khái niệm giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường

Điều kiện để được cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường

Giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường chỉ được cấp khi chủ xử lý rác thải công nghiệp đáp ứng tốt các điều kiện được nêu dưới đây!

Điều kiện về cơ sở vật chất & kỹ thuật

Toàn bộ hệ thống và thiết bị xử lý (bao gồm cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý và thu hồi năng lượng), phương tiện vận chuyển bao bì; khu vực lưu trữ tạm thời và trung chuyển (nếu có) đều phải đáp ứng tốt yêu cầu về kỹ thuật cũng như quy trình quản lý theo quy định tại Phụ lục 2B Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

Bên cạnh đó, cần có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải công nghiệp thông thường theo quy định tại Phụ lục 2B Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

Điều kiện về nhân lực

Để được cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường, đội ngũ nhân sự của bên xử lý rác thải cần đáp ứng những yêu cầu như sau: 

  • Có tối thiểu một người đảm nhận việc quản lý và điều hành;
  • Có tối thiểu một người hướng dẫn về chuyên môn, có trình độ kỹ thuật liên quan đến chuyên ngành môi trường hoặc hóa học;
  • Mỗi trạm trung chuyển chất thải phải có tối thiểu một người;
  • Đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo và tập huấn đầy đủ để đảm bảo vận hành phương tiện an toàn. 
Cần đáp ứng điều kiện về nhân lực để được cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường
Cần đáp ứng điều kiện về nhân lực để được cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường

>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng xử lý rác thải công nghiệp đúng chuẩn theo quy định

Điều kiện về công ty quản lý

Về công ty quản lý, cần đáp ứng những yêu cầu như sau:

  • Có hệ thống, thiết bị thu gom và xử lý chất thải công nghiệp an toàn, chỉn chu;
  • Có phương án bảo vệ môi trường đầy đủ kèm theo các nội dung liên quan như: 
    • Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm & bảo vệ môi trường;
    • Kế hoạch an toàn lao động & bảo vệ sức khỏe;
    • Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó nếu không may có sự cố xảy ra;
    • Kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ đầy đủ, bài bản;
    • Chương trình quan trắc về môi trường;
    • Giám sát vận hành và đánh giá hiệu quả sau khi xử lý chất thải.

Nếu doanh nghiệp đáp ứng được những yêu cầu nêu trên có thể lập hồ sơ đăng ký cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường, trình lên Bộ Tài nguyên và Môi trường – đây là cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp trên toàn quốc. Giấy phép này có thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp. 

Hướng dẫn chi tiết thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường

Chắc hẳn các bạn đang rất tò mò về thủ tục cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường đúng không nào. Các bạn hãy lần lượt thực hiện theo các bước mà Môi trường Thành Tín chia sẻ dưới đây nhé!

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 2 bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường theo đúng quy định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Chi tiết thủ tục xin cấp giấy phép xử rác chất thải công nghiệp thông thường
Chi tiết thủ tục xin cấp giấy phép xử rác chất thải công nghiệp thông thường

Bước 2: Chờ kiểm tra hồ sơ

Sau khi đã gửi hồ sơ, cơ quan cấp phép kiểm tra xem hồ sơ có đầy đủ và hợp lệ hay không. Nếu chưa đạt yêu cầu, tổ chức, cá nhân sẽ được gửi thông báo bằng văn bản để chỉnh sửa và bổ sung. 

Bước 3: Chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm và lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường tại địa phương (nếu có)

Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày kết thúc xem xét nội dung hồ sơ đăng ký. Cơ quan cấp phép sẽ xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải công nghiệp thông thường và thông báo để cá nhân, tổ chức kịp thời sửa đổi hoặc bổ sung (nếu có). 

Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải công nghiệp thông thường, cơ quan cấp phép sẽ có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 5D theo thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

Bước 4: Cá nhân, tổ chức thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý chất thải công nghiệp thông thường (nếu có)

Cá nhân, tổ chức được phép tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận chất thải công nghiệp thông thường để vận hành thử nghiệm. Lưu ý: cơ quan cấp phép có thể kiểm tra cơ sở đột xuất bất cứ lúc nào. 

Vận hành thử nghiệm xử lý chất thải công nghiệp thông thường 
Vận hành thử nghiệm xử lý chất thải công nghiệp thông thường

>> Xem thêm: 3+ cách xử lý chất thải công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất 2023

Bước 5. Nhận thông báo kết quả vận hành thử nghiệm (nếu có)

Sau khi quá trình vận hành thử nghiệm xử lý chất thải công nghiệp thông thường kết thúc; cá nhân, tổ chức nộp 02 bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến cơ quan cấp phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.Đ Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

Nếu trong 06 tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận mà cơ quan cấp phép không nhận được báo cáo hoặc không có văn bản đăng ký gia hạn hay giải trình thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại. 

Còn nếu báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm không đạt chuẩn kỹ thuật môi trường quy định; nội dung chưa đầy đủ thì cơ quan cấp phép sẽ thông báo cho cá nhân, tổ chức điều chỉnh và hoàn thiện lại. 

Bước 6: Tổ chức kiểm tra, đánh giá điều kiện và cấp phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường

Sau khi nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm, cơ quan cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường sẽ tổ chức kiểm tra thực tế. Chưa hết, cơ quan cấp phép còn tiến hành đánh giá điều kiện cấp giấy phép thông qua một trong hai hoạt động sau: 

  • Thành lập nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường (bao gồm các chuyên gia về môi trường và các lĩnh vực liên quan khác).
  • Tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan. 

Sau khi nhận hồ sơ đăng ký hoàn thiện theo đúng quy định, cơ quan cấp phép xem xét và cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường. Trường hợp quá 06 tháng mà cá nhân, tổ chức không nộp lại hồ sơ hoặc không có văn bản giải trình theo đúng quy định thì bắt buộc hồ sơ phải đăng ký lại từ đầu!

Trên đây là những thông tin chi tiết về thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, các bạn có thể liên hệ đến Thành Tín theo thông tin dưới đây để được giải đáp chi tiết nhất!

THÀNH TÍN | CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH TÍN

Địa chỉ: Lô N5, Đường 24m, Khu Công Nghiệp Nghi Phú, Nghệ An, 43100

Hotline: 0964511345

Email: thanhtinnghean@gmail.com

Website: https://thanhtin.net/

Facebook: https://www.facebook.com/Thanhtinnghean/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *