Xử lý nước thải mực in có đang là thách thức lớn đối với nền công nghiệp hóa chất nước ta? Nếu nước thải ngành mực in không được xử lý triệt để sẽ gây ra hậu quả như thế nào? Biện pháp xử lý nào vừa đem lại hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí ?
Vì sao cần phải xử lý nước thải mực in?
Xử lý nước thải ngành mực in đang tạo ra một thách thức lớn cho nền công nghiệp xử lý nước thải tại bởi tính chất ô nhiễm đa dạng, chứa nhiều thành phần hóa học, độ màu cao, rất khó xử lý triệt để.
Tính chất ô nhiễm đặc trưng có trong nước thải mực in bao gồm:
- Ô nhiễm hữu cơ
- Ô nhiễm Nito và hàm lượng SS cao.
- Độ màu cao gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong , rêu…đồng thời gây tác hại về mặt cảnh quan, gây tác động xấu đến chất lượng nguồn nước
- Nước thải ngành sản xuất mực in có các thành phần ô nhiễm đặc trưng như dung môi hữu cơ, độ màu, chất rắn lơ lửng
Nguồn gốc nước thải mực in bắt nguồn từ quá trình sản xuất mực in, mực in ruy băng, mực in màu, mực in dạng lỏng, mực in đặc,.. và toàn bộ quy trình rửa thiết bị trong nhà xưởng sản xuất. Với chất ô nhiễm chính là acylic resin dạng nhũ trương hòa tan có trong nước bột màu in.
Khi thải trực tiếp nước thải vào nguồn tiếp nhận mà không qua các biện pháp xử lý, lượng chất hữu cơ có trong nước thải sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, gây ra tình trạng phú dưỡng, nguồn đất, nguồn nước xung quanh bị biến đổi, gây nên các tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, vi sinh vật, hệ sinh thái không thể sinh sống và phát triển
Với những tác động ô nhiễm như trên, nguồn nước thải mực in bắt buộc phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.
Xem thêm: Quy trình hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy và bột giấy
Quy trình xử lý nước thải ngành mực in hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Do đặc trưng ngành mực in chứa nhiều thành phần hóa chất như dung môi hữu cơ, độ màu, chất rắn lơ lửng nên không thể xử lý bằng phương pháp sinh học. Thay vào đó, cần kết hợp giữa phương pháp xử lý hóa học và hóa lý để xử lý được các thành phần ô nhiễm.
- Nguồn nước thải phát sinh theo mạng lưới thu gom nước thải sẽ chảy vào bể điều hòa của trạm xử lý tập trung. Song chắn rác sẽ loại bỏ các thành phần rác có kích thước nhỏ và bảo vệ các thiết bị đường ống phía sau
- Nước thải sau xử lý sẽ chảy tự động xuống bể điều hòa. Tại đây hệ thống thổi khí sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể. Tại bể điều hòa nước thải sẽ được điều hòa lưu lượng và nồng độ trước khi vào trạm xử lý
- Bể Anoxic hoạt động dựa trên vi sinh vật thiếu khí nhằm phản ứng phân hủy các hợp chất phức tạp có chứa nito và photpho trong nước thải. Tại bể keo tụ và tạo bông hóa chất điều chỉnh độ Ph (NaOH ) được bơm vào để điều chỉnh pH của quá trình phản ứng keo tụ
- Tại bể keo tụ nước thải sẽ keo tụ các chất bẩn có trong nước thải và loại màu nước thải bởi dung dịch keo tụ và chất loại màu. Các hóa chất keo tụ sẽ kết tụ các chất bẩn lại với nhau trong nước thải
- Nước thải được dẫn sang ống lắng trung tâm của bể lắng 1, quá trình tách bông bùn khỏi nước thải sẽ được diễn ra tại đây. Bùn sau lắng được bơm đến bể chứa bùn và một phần bùn hồi lưu bổ sung vi sinh vật cho bể bùn hoạt tính hiếu khí.
- Nước thải sau bể lắng tự chảy qua bể Aerotank, nước thải và bùn hoạt tính sẽ được hỗn hợp khuấy đảo liên tục, đảm bảo cho bùn ở trạng thái lơ lửng cũng như đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các loại vi sinh vật hiếu khí hoạt động oxy hóa các chất hữu cơ, phát triển sinh khối, đồng thời với quá trình đó là giảm thành phần hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải .
- Tại bể trung gian nước thải sẽ được điều chỉnh độ ph và nồng độ ô nhiễm. Do đặc thù độ màu cao nên nước thải mực in cần bể keo tụ và khử màu, sử dụng hóa chất khử màu và khuấy trộn đều để đạt được hiệu quả tối ưu nhất .
- Sau đó nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng 3, lọc tách các bông cặn còn lại và oxy hóa nước thải bằng Clo .
Hoàn tất các quy trình nêu trên, nước thải mực in sẽ đạt chuẩn không còn chứa các chất gây ô nhiễm, đảm bảo nước thải không còn hóa chất ảnh hưởng đến môi trường.
Một số lưu ý trong quá trình xử lý nước thải mực in
Lựa chọn các thiết bị tầm trung, phổ biến, lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp để tiết kiệm chi phí đầu tư
Giảm thiểu khối lượng bùn thải, tách lượng mực in dưa thừa trong nước thải ngay từ nguồn thải đầu vào. Sử dụng phương án keo tụ tách riêng lượng mực in này ra khỏi dòng nước thải để đảm bảo mực in dư thừa không tan vào trong nước
Xử lý nước thải mức in quan trọng nhất là giải quyết vấn đề bùn phát sinh trong quá trình xử lý bởi lượng bùn sinh ra rất nhiều. Nếu không được tiền xử lý sẽ dẫn đến chi phí thu gom nước thải tăng lên rất nhiều, lượng bùn sau khi xử lý có thể tái sử dụng vào một số hoạt động khác.
Tìm một đơn vị có đầy đủ tay nghề và khả năng thiết kế vận hành các công nghệ trong hệ thống xử lý nước thải hiệu quả.
Xem thêm: Mô hình công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia đạt chuẩn, tiết kiệm
Một số câu hỏi thường gặp khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải mực in
Làm sao để giảm chi phí xử lý nước thải mực in
Chi phí hệ thống xử lý nước thải gồm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống và chi phí vận hành.
Để tiết kiệm được chi phí đầu tư chúng ta có thể lựa chọn các thiết bị tầm trung hoặc lựa chọn phương pháp phù hợp.
Tiết kiệm chi phí vận hành bằng cách giảm thiểu khối lượng bùn thải, tách lượng mực in dư thừa ngay trong nước thải ngay từ đầu vào.
Xử lý nước thải mực in nếu chỉ có keo tụ có đảm bảo không?
Nước thải mực in chưa rất nhiều hạt mực dư thừa trong quá trình vệ sinh kim phun. Nếu mực này không được tách luôn ra khỏi dòng nước sẽ tan vào nước.
Vì vậy cần có biện pháp tách riêng mực in ra khỏi nước trước khi keo tụ, khi đó quá trình keo tụ mới được đảm bảo.
Xử lý nước thải mực in cần lưu ý đến vấn đề gì?
Xử lý nước thải mực in quan trọng nhất là giải quyết vấn đề bùn phát sinh trong quá trình xử lý. Lượng bùn sinh ra rất nhiều. Nếu không được tiền xử lý sẽ dẫn đến chi phí thu gom nước thải tăng lên rất nhiều.
Mọi thắc mắc khác vui lòng liên hệ Thành Tín vào hotline 0964511345, bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.