Công nghệ xử lý nước thải xi mạ hiện nay và quy trình phát triển đến 2030

Xử lý nước thải xi mạ như thế nào? Ảnh hưởng của nước thải xi mạ đến môi trường ra sao? Đặc trưng của nước thải xi mạ?…. Là những giải đáp mà bài viết này sẽ gửi tới bạn đọc để hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho nước ta hiện nay.

Vậy, nước thải xi mạ nên được thu gom và xử lý như thế nào để đem lại hiệu quả?

Ngành xi mạ là gì? Tình trạng xử lý nước thải xi mạ hiện nay?

Ngành xi mạ và tình trạng nguồn nước thải xi mạ hiện nay

Xi mạ là một trong những ngành trọng điểm hiện nay. Được ứng dụng nhiều trong việc chế tạo máy móc, phụ tùng, cơ khí,….(gồm các dạng xi mạ crom, xi mạ niken, xi mạ đồng….)

Xi mạ là quá trình phủ một lớp kim loại lên vật liệu nhằm bảo vệ và kéo dài tuổi thọ. Xi mạ áp dụng trong công đoạn chế tạo máy móc, phụ tùng, cơ khí.

Ngành công nghiệp nước ta hiện nay có rất nhiều nhà máy xi mạ phát triển với mục đích cung cấp khối lượng lớn phục vụ cho các hoạt động sản xuất cơ khí. Trong tương lai đang hướng tới sự phát triển với mục đích mở rộng ra toàn cầu về ngành xi mạ.

Đây là nguồn thu về GDP lớn cho kinh tế nước ta hiện nay. Tuy nhiên đi đôi với sự phát triển của ngành công nghiệp này lại là nguy cơ về ô nhiễm nước thải đáng báo động. Các thành phần kim loại nặng, dung môi và một số chất phụ gia khác trong quá trình sản xuất gây nguy hại lớn nếu không được xử lý.

Do đó hiện nay nhà nước rất quan tâm kiểm soát chặt chẽ đến các vấn đề xử lý nước thải xi mạ. Các nhà máy, cơ sở sản xuất đều bắt buộc phải có khu xử lý nước thải, quy trình, cách xử lý nước thải xi mạ đạt chuẩn mới được cấp giấy phép hoạt động.

Các nguồn phát sinh nước thải ngành xi mạ cần xử lý kịp thời.

Sự phát triển không ngừng của ngành xi mạ đang đem lại một nền kinh tế ổn đinh. Tuy nhiên trước mắt nó lại đang đe dọa đến môi trường xung quanh với nguồn nước thải có đặc tính ô nhiễm cao từ các thành phần trong nước thải xi mạ. Nếu thải ra mô trường không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sinh, đời sống sinh vật.

Nước thải xi mạ bắt nguồn từ các nguồn  xả thải chủ yếu sau:

  • Nước thải từ quá trình mạ, xi, làm nhẵn, bóng kim loại: quá trình mạ này tạo ra các chất gây ô nhiễm như nồng độ aion, cation cao
  • Nước thải sau quá trình rửa, làm sạch bề mặt kim loại: quá trình làm sạch, làm bóng bề mặt kim loại sau khi được mạ bằng một số hóa chất và dung môi. Loại nước thải này có tính kiềm và axit nguy hại.
  • Nước thải từ quá trình hoạt động của công nhân trong nhà máy

Xem thêm: Giải pháp xử lý nước thải nhà hàng, khách sạn, quán ăn

Xử lý nước thải ngành xi mạ theo những phương pháp nào?

Những phương pháp được ứng dụng trong xử lý nước thải ngành xi mạ phù hợp hiện nay

Phương pháp kết tủa

Đây là phương pháp thường xuyên được ứng dụng trong xử lý những nguồn nước thải nhiễm kim loại nặng.  Sử dụng hóa chất, chất kiềm hóa như vôi, NaOH, Na2CO3 để cho kim loại nặng kết tủa lại với nhau.

Với kim loại như arsenic hoặc cadium với nồng độ thấp có thể xử lý hiệu quả khi kết tủa cùng phèn nhôm và sắt. Hợp chất cyanide và amonian sử dụng chlorine hóa – kiềm để khử kim loại

Phương pháp điện hóa

Thả điện cực trực tiếp vào nước thải chứa kim loại nặng, diễn ra quá trình oxy hóa khử tách kim loại khi cho điện chạy qua.

Tách hẳn các Ion kim loại ra khỏi nước thải mà không cần sử dụng thêm hóa chất phù hợp cả với những nguồn nước thải có nồng độ kim loại

Phương pháp hấp thụ sinh học

Áp dụng nguyên tắc của một số loài thực vật, vi sinh vật trong nước sử dụng kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển khối như bèo tây, bèo tổ ong, tảo

Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, nước thải phải có nồng độ kim loại nặng nhỏ hơn 60mg/l, có đủ hàm lượng chất dinh dưỡng như nito, photpho và nguyên tố cần thiết để cung cấp sự phát triển cho các loài thực vật

Phương pháp clo hóa tính kiềm trong kim loại

Sử dụng hoạt tính oxy hóa của clo hoạt tính biến đổi các chất như xianua, kẽm thành muối xianua, muối kẽm sau quá trình oxy hóa

Quá trình oxy hóa sẽ diễn ra liên tục hoặc gián đoạn tùy theo lưu lượng nguồn nước cũng như hàm lượng kim loại trong nước

Hóa chất thường sử dụng để clo hóa thường là  Cao’ocl, NaClo, CaClo..

Quy trình xử lý nước thải xi mạ chuẩn nhất hiện nay

Quy trình xử lý nước thải xi mạ đạt chuẩn hiện nay

Mỗi phương pháp xử lý đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào khu vưc, điều kiện, lưu lượng mà lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.Tuy nhiên trong khi áp dụng phương pháp công nghệ xử lý cần chú trọng các công đoạn ban đầu để các bước xử lý phía sau diễn ra hiệu quả hơn. Các bước cần chú ý như sau:

  • Cần thu gom tập trung nguồn nước thải xi mạ vào bể chứa nước thải. Lắp đặt hệ thống chung để thu hết toàn bộ nguồn nước thải từ các công đoạn sản xuất khác nhau.
  • Sau thu gom, tiến hành quá trình lọc thô, lọc sơ bộ nguồn nước thải để loại bỏ những thành phần rác có kích thước lớn, hợp chất rắn lơ lửng để đảm bảo các hoạt động phía sau diễn ra ổn định.
  • Nước thải tiếp tục được bơm tới bể phán ứng, tại đây sẽ sử dụng các hoá chất keo tụ tạo bông để quá trình lắng cặn được diễn ra nhanh hơn.
  • Chuyển nước thải về bể lọc áp lực công suất lớn sau khi đã áp dụng các phương pháp loại bỏ thành phần kim loại. Tại bể lọc áp lực sẽ loại bỏ triệt để những hợp chất hữu cơ tồn đọng, những cặn nổi hợp chất rắn nhỏ còn sót lại
  • Cuối cùng, sử dụng chlorine để khử khuẩn loại bỏ các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. nước đảm bảo độ an toàn xả thải ra môi trường

Môi trường, đời sống, con người sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu sống trong nguồn nước ô nhiễm?

Nguồn nước thải là nguồn nước bẩn nếu không được xử lý mà đẩy trực tiếp ra môi trường bên ngoài chắc chắn sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ và tính chất của nguồn nước thải.

Mà đã là nước ô nhiễm thì không có lý do nào chứng minh rằng nó không gây hại cho môi trường, con người. Ảnh hưởng đến nước, đất, khí quyển, con người và một số khu vực khác.

Ảnh hưởng của nước thải xi mạ đối với môi trường nước

  • Các chất độc hại trong nước thải ngấm vào nguồn nước ngầm ngấm vào nguồn nước gây nên một số tình trạng nước nhiễm khuẩn, nhiễm asen, nhiễm kim loại nặng
  • Ngoài việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến nước ngầm, nước thải khi chảy ra kênh rach, các khu vực cửa sông làm thay đổi môi trường xung quanh, nước đổi màu. Tính chất nguồn nước sạch thay đổi do bị ô nhiễm từ các loại hóa chất độc hại, các hợp chất hữu cơ phân hủy và các loại vi sinh vật khiến nước sông, nước kênh nổi rác, nổi váng
  • Nguy cơ trước mắt là nguồn nước sử dụng hằng ngày đang trở thành nguồn lây bệnh cho quần thể sinh vật xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến con người

Ảnh hưởng của nước thải xi mạ đối với môi trường không khí

  • Nước thải không được xử lý sẽ bốc mùi hôi thối đặc trưng, các chất sau khi phân hủy tạo thành các khí độc như H2S, CO2 gây hiệu ứng không khí, hiệu ứng tỏa hơi. Đặc biệt, mùi hôi thối sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân
  • Các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh phổi cũng từ tác hại môi trường mà tăng lên đáng kể.

Ảnh hưởng của nước thải xi mạ đôi với môi trường đất

  • Nước thải khi không được xử lý đúng cách được thải ra ngoài sẽ ngấm xuống lòng đất, làm đất bị chết, chất dinh dưỡng của đất không còn, khi tiến hành trồng trọt tại các khi vực đất bị ô nhiễm này cây cối không thể sinh trưởng và phát triển bởi các thành phần hóa học độc hại nhiễm vào cây, tồn đọng dưới đất ngấm vào cây
  • Ngoài ra khi thấm xuống mạch nước ngầm sẽ gây nên những hệ quả khôn lường, đặc biệt với những khu vực dân cư sử dụng nguồn nước giếng khoan, vô tình nạp trực tiếp chất độc vào người gây nên nhiều bệnh nguy hiểm

Ảnh hưởng của nước thải xi mạ đối với con người

Ảnh hưởng nghiêm trọng của nước thải xi mạ đối với đời sống con người
  • Nước thải ngấm vào nguồn nước ngầm, đất con người nếu sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn lâu dài gây bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, đường ruột ảnh hưởng sức khỏe nặng có thể gây ra bệnh ung thư
  • Hít phải khí ô nhiễm gây choáng váng, buồn nôn, đau đầu ngộ độc khí
  • Làn da sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn gây tình trạng lở loét, ăn mòn da, dị ứng da

Những hệ lụy nghiêm trọng của nước thải xi mạ nói riêng và nước thải nói chung đang ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến cuộc sống chung hiện nay. Với những tác động ghê gớm, ở đâu cũng có thể là nguồn nước, vùng đất ô nhiễm nếu như tình trạng nước thải cứ xả ra môi trường ngày một tăng lên mà không có biện pháp xử lý cụ thể.

Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải rửa xe: Giải pháp mới nhất

Một số đặc điểm cần lưu ý của nước thải ngành xi mạ

  • Nước thải xi mạ có nồng dộ pH dao động liên tục từ 2-3 hoặc 10-11 tùy thuộc vào nồng độ kiềm hoặc tính axit có sẵn.
  • Nước thải từ quá trình sản xuất nên đặc trưng của nó chứa nhiều kim loại như đồng, kẽm, crom, niken nặng…. ảnh hưởng đến môi trường, các ion kim loại, muối, hợp chất, dung môi có thành phần ảnh hưởng lâu dài khó phân hủy trong môi trường.
  • Thành phần xi mạ gây tích tụ ăn vào tầng sinh môn của vi sinh vật, gây chết đất, chết sinh vật, hiện tượng phù du

Với những thành phần và đặc điểm như trên, nguồn nước thải xi mạ nếu không được xử lý trước khi thải ra bên ngoài sẽ là tác nhân gây ô nhiễm, đem đến hậu quả khôn lường cho môi trường và cuộc sống con người.

Các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức hãy cùng nhau chung tay về vấn đề xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường để bảo vệ cuộc sống cho chúng ta. Nếu như cảm thấy khó khăn hoặc cần sự hỗ trợ về các dịch vụ xử lý nước thải để quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng, hiệu quả tiết kiệm thời gian hơn thì hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0964511345. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ để đem đến cuộc sống an toàn, sức khỏe cho con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *