Quy định xử phạt không có giấy phép môi trường năm 2024

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 ra đời, thì hầu hết các doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép môi trường để được đi vào hoạt động, sản xuất và kinh doanh. Căn cứ vào các quy định, nghị định, thông tư khác nhau ma doanh nghiệp cần phải có giấy phép môi trường. Vậy các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt không có giấy phép môi trường như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhé. 

Quy định xử phạt không có giấy phép môi trường năm 2023

Giấy phép môi trường là gì? 

Giấy phép môi trường được hiểu là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

 

Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng hạng mục, từng giai đoạn của các công trình. Các dự án có phát sinh chất thải, xả thải ra môi trường. Nội dung cấp phép của môi trường bao gồm: Nguồn phát sinh khí thải, nước thải, lưu lượng xả tối đa, dòng nước thải… vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.

Đây là căn cứ pháp lý cơ bản để các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, quyết định việc các doanh nghiệp có vi phạm quy định hay không. 

Căn cứ pháp lý xử phạt không có giấy phép môi trường 

  • Luật Bảo vệ môi trường 2020
  • Nghị định 45/2022/NĐ CP

Đây là các quy định đầy đủ về việc cấp giấy phép môi trường, cũng như việc quy định về việc xử phạt không có giấy phép môi trường đối với các doanh nghiệp, chủ đầu tư… Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn các trường hợp cụ thể. 

Xử phạt không có giấy phép môi trường trong các trường hợp cụ thể

Theo quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định vi phạm vấn đề bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư triển khai xây dựng nhưng chưa đi vào hoạt động, hoặc các cơ sở kinh doanh hoạt động nhưng chưa có giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt như sau: 

Đối với các dự án, cơ sở thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường 

Các dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định, khi triển khai xây dựng có vi phạm về bảo vệ môi trường sẽ bị xử phạt như sau: 

  • Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với cơ sở không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có hành vi không thu gom, xử lý khí thải, nước thải…Không kiểm soát tiếng ồn, độ rung ánh sáng, bức xạ nhiệt theo quy định. 
  • Xử phạt từ 3 triệu – 5 triệu đối với dự án đầu tư, cơ sở không thuộc các đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có hành vi không đăng ký môi trường theo quy định. 
  • Xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đối với các dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ quốc phòng, Bộ công án… 
  • Xử phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đối với hành vi không đăng ký môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ quốc phòng, Bộ công án đối với chủ đầu tư có tiêu chí môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh. 
  •  Phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với hành vi không thu gom, quản lý, xử lý chất thải theo quy định trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại đối với dự án đầu tư
  • Xử phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký môi trường theo quy định đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án đầu tư

Quy định xử phạt không có giấy phép môi trường năm 2023

Xử phạt đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng có giấy phép môi trường theo quy định  thuộc thẩm quyền cấp huyện 

Đối với các dự án thuộc đối tượng có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ quốc phòng, Bộ công an mà có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện… Khi vận hành triển khai vi phạm sẽ bị xử phạt không có giấy phép môi trường như sau: 

  • Phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu đối với các hành vi không rà soát công trình, thiết bị xử lý chất thải gây ra ô nhiễm, hoặc không cải tạo nâng cấp hệ thống công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo thông số không đúng thực tế gây ô nhiễm môi trường. 
  • Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi không có công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung theo quy định. 
  • Xử phạt tiền từ 30 triệu đến 35 triệu đối với hành vi không có giấy phép môi trường. 
  • Xử phạt từ 35 đến 40 triệu đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả thải ra môi trường… 
  • Phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đối với hành vi không có công trình xử lý các loại chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo luật định, hoặc lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc đường thải khí thải không qua xử lý ra môi trường… 

Xử phạt đối với dự án phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép UBND cấp tỉnh

Đối với các dự đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an mà tiêu chí môi trường tương đương.  khi triển khai xây dựng hoặc vận hành chính thức có vi phạm về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau:

  • Xử phạt từ 30 đến 40 triệu đồng với hành vi không rà soát công trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân ô nhiễm. Không cải tạo nâng cấp công trình xử lý chất thải theo đúng quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm môi trường, không thực hiện các hành động khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường do mình gây ra. 
  • Xử phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu đối với hành vi không có công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung theo quy định… 
  • Xử phạt tiền từ 150 triệu đến 170 triệu đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo luật định. 
  • Xử phạt từ 170 triệu đến 200 triệu đối với hành vi không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường.
  • Xử phạt từ 400 triệu đến 500 triệu đối với hành vi không có công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định. Xây dựng, lắp đặt các thiết bị, đường ống đường thải để xả thải không qua xử lý môi trường. 

Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Vi phạm trong trường vi phạm về bảo vệ môi trường, bị xử phạt như sau:

  • Xử phạt từ 40 triệu đến 50 triệu đối với hành vi không rà soát công trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong báo cáo số liệu không đúng so với thực tế ô nhiễm môi trường. 
  • Xử phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung theo quy định
  • Xử phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 220 triệu đồng đối với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định. 
  • Xử phạt từ 220 triệu đến 250 triệu đối với hành vi không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên không đúng quy trình đối với các công trình bảo vệ môi trường. 
  • Xử phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với hành vi không có công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường.

Hình thức xử phạt không có giấy phép môi trường bổ sung

Trường hợp xử phạt không có giấy phép môi trường bổ sung các hình thức xử phạt như sau: 

  • Thứ nhất, đình chỉ hoạt động của nguồn sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của cơ sở từ 1-3  tháng đối với các quy định điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 4
  • Thứ hai, ình chỉ các hoạt động của cơ sở từ 3 – 6 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d và e khoản 1, điểm đ khoản 2 
  • Thứ ba, Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này.

Quy định xử phạt không có giấy phép môi trường năm 2023

Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các biện pháp xử phạt không có giấy phép môi trường thì các doanh nghiệp, chủ đầu tư buộc phải có biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định. Một số biện pháp cụ thể được quy định như sau: 

  • Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm. 
  • Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định. 
  • Buộc phá dỡ công trình, trang thiết bị đã được xây lắp trái quy định, không có giấy phép môi trường. 
  • Buộc di dời dự án, cơ sở đến những địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng,môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp vi phạm không có giấy phép môi trường được cấp theo quy định. 

Như vậy thông qua bài viết này các bạn đã nắm được những thông tin xử phạt không có giấy phép môi trường như thế nào rồi nhé. Hy vọng rất tất cả các doanh nghiệp, các dự án đều chấp hành đầy đủ để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *