Trạm xử lý nước thải được xây dựng và vận hành nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm và sinh học trong nước thải trước khi nó được xả ra ra môi trường. Trạm xử lý nước thải được xây dựng và vận hành nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm và sinh học trong nước thải trước khi nó được xả ra ra môi trường. Bài viết ngày hôm nay Môi Trường Thành Tín sẽ đề cập tới các quy định. tiêu chuẩn, công suất trạm xử lý nước thải hiện đại nhất năm 2024.
Trạm xử lý nước thải là gì?
Trạm xử lý nước thải được sử dụng rộng rãi trong các khu vực đô thị, công nghiệp và nông nghiệp để đảm bảo rằng nước thải được loại bỏ an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Trạm xử lý nước thải có chức năng gì?
- Trạm xử lý nước thải có nhiệm vụ xử lý ô nhiễm, nhằm đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận.
- Ngăn chặn tình trạng xả trực tiếp nước thải chưa xử lý ra ao hồ, sông ngòi, kênh, rạch…
- Nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại những khu vực tập trung các thành phố lớn, dân cư đông đúc.
Trạm xử lý nước thải thường được xây dựng 3 giai đoạn xử lý:
- Giai đoạn xử lý cơ học (tiền xử lý)
- Giai đoạn xử lý sinh học
- Giai đoạn xử lý bùn cặn.
Định nghĩa trạm xử lý nước thải
Trạm xử lý nước thải là một hệ thống kỹ thuật được thiết kế tiêu chuẩn thiết kế trạm xử lý nước thải để xử lý và loại bỏ các chất độc hại, vi khuẩn và các hạt bẩn có trong nước thải trước khi được đưa trở lại môi trường tự nhiên. Nhằm mục đích không gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và môi trường xung quanh.
Trạm xử lý nước thải thường được chia thành các giai đoạn xử lý khác nhau. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn xử lý cơ bản, trong đó các vật rắn và các chất lơ lửng khác được loại bỏ khỏi nước thải bằng cách sử dụng các bộ lọc rác, bể xử lý cơ bản và hệ thống bơm. Sau đó, nước thải được chuyển đến các giai đoạn xử lý tiên tiến hơn để loại bỏ các chất hữu cơ, các chất ô nhiễm khác và các vi sinh vật.
Một số trạm xử lý nước thải điển hình như:
- Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu
- Trạm xử lý nước thải Yên Xá
- Trạm xử lý nước thải Yên Sở
- Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân
Vai trò của trạm xử lý nước thải trong bảo vệ môi trường
Trạm xử lý nước thải là một phần quan trọng của hệ thống cấp thoát nước trong việc bảo vệ môi trường. Vai trò của trạm xử lý nước thải bao gồm:
- Loại bỏ các chất ô nhiễm: Trạm xử lý nước thải giúp loại bỏ các chất ô nhiễm khỏi nước thải trước khi đưa ra môi trường tự nhiên.
- Bảo vệ sức khỏe con người: Nước thải nếu không được xử lý đúng cách có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người.
- Bảo vệ động vật và thực vật: Nước thải ô nhiễm có thể gây chết lên động vật và thực vật trong môi trường nước.
- Tăng tính thẩm mỹ của môi trường: Nước thải xử lý sạch có thể tái sử dụng hoặc đưa ra môi trường mà không gây ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của môi trường.
- Giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường: Trạm xử lý nước thải giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, giúp bảo vệ tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Tiêu chuẩn cho trạm xử lý nước thải
Các loại tiêu chuẩn xây dựng trạm xử lý nước thải
Trạm xử lý nước thải là một cơ sở hạ tầng rất quan trọng trong quá trình xử lý nước thải để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn cho môi trường, các trạm xử lý nước thải cần tuân thủ một số tiêu chuẩn.
Các tiêu chuẩn cần tuân thủ trong quá trình xử lý nước thải bao gồm:
- Tiêu chuẩn chất lượng nước thải: đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đảm bảo nước thải được xử lý đạt chất lượng tốt nhất trước khi được thải ra môi trường. Các tham số cần đo đạc như BOD, COD, TSS, pH,.. và giá trị các tham số này phải đáp ứng các quy định của pháp luật về môi trường.
- Tiêu chuẩn an toàn lao động: đảm bảo các nhân viên và công nhân làm việc tại trạm xử lý nước thải được bảo vệ và an toàn khi thực hiện các công việc liên quan đến xử lý nước thải.
- Tiêu chuẩn về thiết bị và công nghệ: đảm bảo trạm xử lý nước thải được trang bị đầy đủ các thiết bị, công nghệ và hệ thống kiểm soát để đảm bảo hoạt động hiệu quả và ổn định.
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn trên đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của trạm xử lý nước thải. Nó giúp ngăn ngừa các rủi ro về môi trường và đảm bảo chất lượng nước thải xử lý đạt chuẩn, từ đó đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân. Nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn trên, trạm xử lý nước thải có thể gặp rắc rối về pháp lý và bị xử lý nếu không đáp ứng được các quy định về môi trường.
Ý nghĩa của việc tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng trạm xử lý nước thải
Việc tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng trạm xử lý nước thải đảm bảo rằng trạm xử lý nước thải được thiết kế và xây dựng theo các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đảm bảo hiệu quả trong việc xử lý nước thải.
Ngoài ra, Nó còn đảm bảo an toàn cho môi trường, sức khỏe con người và động vật, cũng như đảm bảo chất lượng nước sau khi được xử lý để sử dụng lại cho các mục đích khác. Bên cạnh đó tiêu chuẩn thiết kế trạm xử lý nước thải còn giúp đảm bảo tính bền vững và lâu dài của trạm xử lý nước thải.
>> Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải nha khoa đạt chuẩn tại Nghệ An
Công suất trạm xử lý nước thải
Công suất trạm xử lý nước thải là khả năng của trạm xử lý nước thải để xử lý một lượng nước thải trong một khoảng thời gian nhất định. Công suất được tính bằng đơn vị thể tích hoặc khối lượng của nước thải được xử lý, ví dụ như mét khối/giờ hoặc tấn/giờ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến công suất trạm xử lý nước thải
Loại nước thải:
Công suất trạm xử lý nước thải phụ thuộc vào loại nước thải đầu vào.
Ví dụ: như nước thải từ các ngành công nghiệp khác nhau như thực phẩm, dệt may, hóa chất, cơ khí, điện tử,…thì công suất trạm xử lý nước thải cũng sẽ được thiết kế xây lắp khác nhau.
Mức độ ô nhiễm của nước thải:
Các thành phần ô nhiễm trong nước thải sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình xử lý nước thải và do đó cũng ảnh hưởng đến công suất trạm xử lý nước..
Kích thước trạm xử lý nước thải
Công suất của trạm xử lý nước thải cũng phụ thuộc vào kích thước của trạm, bao gồm diện tích bề mặt, thể tích và số lượng các thiết bị xử lý.
Công nghệ xử lý:
Các công nghệ xử lý nước thải khác nhau có thể đạt được hiệu quả khác nhau và do đó có thể ảnh hưởng đến công suất của trạm xử lý nước thải.
Để tính toán công suất trạm xử lý nước thải, ta cần biết lượng nước thải cần xử lý và yêu cầu xử lý nước thải. Sau đó, ta sử dụng công thức Công suất = Lượng nước thải cần xử lý / Thời gian xử lý để tính toán.
Ví dụ: Trạm xử lý nước thải B có khả năng xử lý 100m3/giờ nước thải Y tế. Nếu nhu cầu xử lý là 500 m3/năm, thì thời gian xử lý sẽ là 500/100 = 5 giờ. Do đó, công suất của trạm xử lý nước thải sẽ là 100m3/giờ.
Tính toán công suất trạm xử lý nước thải
Để đảm bảo hoạt động hiệu quả của trạm xử lý nước thải, việc tính toán công suất là vô cùng quan trọng.
Tính toán công suất của trạm xử lý nước thải được tính dựa trên số lượng nước thải được xử lý trong một khoảng thời gian cụ thể. Công suất cần được xác định đủ lớn để đảm bảo trạm xử lý có thể xử lý được toàn bộ lượng nước thải được sinh ra trong khu vực cần xử lý.
Một số yếu tố cần được xem xét khi tính toán công suất trạm xử lý nước thải bao gồm:
- Lượng nước thải được xử lý: Cần tính toán tổng lượng nước thải được sinh ra trong khu vực cần xử lý và công suất cần đảm bảo xử lý được toàn bộ lượng nước thải này.
- Tính chất của nước thải: Các thang đo về tính chất của nước thải, bao gồm BOD, COD, TSS, TN, TP,…cần được xác định để có thể đánh giá được khả năng xử lý của trạm.
- Công nghệ xử lý: Công nghệ xử lý nước thải có thể khác nhau tùy thuộc vào loại nước thải và các yêu cầu xử lý. Việc chọn công nghệ xử lý phù hợp có thể ảnh hưởng đến công suất của trạm xử lý.
- Điều kiện môi trường: Với các trạm xử lý nước thải đặt tại các vùng khác nhau, điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, độ kiềm, độ axit,…cũng cần được xem xét khi tính toán công suất.
Với những yếu tố này, việc tính toán công suất trạm xử lý nước thải sẽ giúp đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống. Công suất cần được thiết kế và xác định sao cho đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường và nhu cầu sử dụng trong khu vực cần xử lý.
>> Xem thêm: Ứng dụng công nghệ vi sinh vật xử lý nước thải
Quy định xây dựng trạm xử lý nước thải
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BXD (có hiệu lực ngày 01/7/2020), mục 2.11.3 thì nhà máy xử lý nước thải được quy định như sau:
- Nước thải sinh hoạt đô thị,khu công nghiệp, làng nghề,y tế phải được xử lý đảm bảo các quy định tại các quy chuẩn môi trường.
- Bùn thải hệ thống thoát nước phải được thu gom và xử lý theo quy định. Đồng thời vận chuyển đến cơ sở xử lý CTR tập trung…
- Diện tích đất xây dựng nhà máy xử lý nước thải được xác định trên cơ sở công suất, công nghệ xử lý hoặc được tính toán theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng phải đảm bảo không được vượt quá chỉ tiêu 0,2 ha/1.000 m3/ngày.
Vị trí đặt trạm xử lý nước thải
Theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BXD (có hiệu lực ngày 01/7/2020), vị trí nhà máy xử lý nước thải (XLNT) được quy định cụ thể như sau:
- Vị trí nhà máy xử lý nước thải quy hoạch mới phải ưu tiên ở cuối dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý, cuối hướng gió chính của khu đô thị.
- Điểm xả nước thải phải có vị trí phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên nước.
Tiêu chuẩn thiết kế trạm xử lý nước thải
Tiêu chuẩn về lưu lượng thoát nước trạm xử lý nước thải:
Tiêu chuẩn này được quy định cụ thể như sau: Cụ thể theo thông tư Thông tư 01/2021/TT-BXD quy định về lưu lượng nước thải phát sinh như sau:
- Lưu lượng nước thải phát sinh được dự báo dựa trên chuỗi các số liệu hiện trạng, mức độ tiện nghi khu đô thị, điểm dân cư hoặc công nghệ sản xuất đối với các cơ sở công nghiệp. Tuy nhiên phải đảm bảo chỉ tiêu phát sinh nước thải ≥ 80% chỉ tiêu cấp nước của đối tượng tương ứng.
- Khối lượng phân bùn phát sinh dựa trên mức độ hoàn thiện của hệ thống công trình vệ sinh tại chỗ; hoặc theo các tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng nhưng phải ≥ 0.04 m3/người/năm.
Tiêu chuẩn về mạng lưới thoát nước:
Cũng theo thông tư trên thì tiêu chuẩn xây dựng mạng lưới thoát nước cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Các khu vực xây dựng mới phải quy hoạch hệ thoát nước thải riêng biệt. Các khu vực đã có mạng lưới thoát nước chung thì phải quy hoạch hệ thống thoát nước nửa riêng hoặc cải tạo thành hệ thống thoát nước riêng biệt.
- Đối với vùng hải đảo xa phải quy hoạch hệ thống thoát nước thải riêng và XLNT triệt để. Nước thải sau khi xử lý đạt yêu cầu về môi trường có thể tái sử dụng cho mục đích khác..
- Ngoài ra các công trình trên mạng lưới thoát nước phải tuân thủ quy định QCVN 07-2-2016/BXD.
Tiêu chuẩn thiết kế về khoảng cách an toàn
Khoảng cách ATMT của trạm bơm nước thải, nhà máy XLNT, trạm XLNT quy hoạch mới được quy định cụ thể như bảng sau:
TT | Loại công trình | Khoảng cách ATMT tối thiểu (m) tương ứng với công suất | |||
< 200
(m3/ngày) |
200 – 5 000
(m3/ngày) |
> 5 000 – 50.000 (m3/ngày) |
> 50.000 (m3/ngày) | ||
1 | Trạm bơm nước thải | 15 | 20 | 25 | 30 |
2 | Nhà máy, trạm XLNT: | ||||
a | Công trình xử lý bùn | 150 | 200 | 400 | 500 |
b | Xử lý bùn cặn bằng các thiết bị cơ khí. | 100 | 150 | 300 | 400 |
c | Công trình xử lý nước thải phương pháp cơ học và hóa lý, sinh học | 80 | 100 | 250 | 350 |
d | Phương pháp cơ học, hóa lý và sinh học | 10 | 15 | 30 | 40 |
e | Khu đất để lọc ngầm nước thải | 200 | 300 | – | – |
g | Khu đất tưới cây xanh, nông nghiệp | 150 | 200 | 400 | – |
h | Hồ sinh học | 200 | 300 | 400 | – |
i | Mương oxy hóa | 150 | 200 | 400 | – |
CHÚ THÍCH: Đối với trường hợp không quy định thông số và các công nghệ xử lý khác, khoảng cách an toàn về môi trường phải được xác định thông qua đánh giá tác động môi trường. |