Việc quy định mức xử phạt hành vi xả nước thải luôn là vấn đề nóng được bàn luận sôi nổi trong cộng đồng và luôn nhận được sự quan tâm của người dân. Hành vi xả nước thải ra môi trường là hành vi đáng lên án và xử phạt thật nặng đối với những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cố tính xả thải trái phép.
Những quy định hiện hành về hành vi xả nước thải là gì? Mức xử phạt đối với mức độ gây ô nhiễm từ nguồn nước thải như thế nào?
Những hành vi bị nghiêm cấm về việc xả nước thải ra môi trường

Hiện nay việc xả nước thải ra môi trường không còn là vấn đề xa lạ đối với cuộc sống xã hội hằng ngày. Nước thải trước khi được thải ra môi trường tiếp nhận bắt buộc phải được xử lý theo một trình tự nhất định.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, cơ sở, cá nhân đã bỏ qua bước quan trọng này hoặc trốn tránh trách nhiệm mà xả thải vượt quá mức quy định cho phép.
Điều này đang dẫn đến hệ lụy hết sức nghiêm trọng do đó chính quyền cũng như ban quản lý môi trường đã đưa ra một số văn bản hành chính bắt buộc tuân thủ theo.
Dưới đây là một số hành vi bị nghiêm cấm, yếu tố liên quan đến quy định việc xả thải ra môi trường:
Những hành vi xả nước thải bị nghiêm cấm
- Vận chuyển, chôn lấp chất thải, thành phần nước thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật về việc bảo vệ môi trường.
- Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật trực tiếp ra môi trường tiếp nhận, các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nước và không khí.
- Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm có nguồn nước thải gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái, sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Hoạt động và sinh sống trái phép ở những khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực ô nhiễm nghiêm trọng có ảnh hưởng trực tiếp đối với con người.
- Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.
- Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng công cụ, phương tiện, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định pháp luật.
- Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
Những yếu tố để xác định hành vi vi phạm quy định xả nước thải ra môi trường
– Đối với hành vi xả nước thải, vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: căn cứ vào lượng nước thải, thành phần tính chất nước thải, số lần vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia so với thông số định mức cho phép có trong nguồn nước thải
– Đối với hành vi chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn, bùn không đúng quy định làm môi trường đất, nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh: căn cứ vào số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển, không khí xung quanh và môi trường đất của các thông số môi trường do các hành vi này gây ra.
Xem thêm: 5+ Phương pháp xử lý amoni trong nước thải đơn giản
Quy định mức xử phạt hành vi xả nước thải ra môi trường như thế nào?
Các cơ quan có thẩm quyền, chính phủ quy định mức xử phạt về hành vi xả thải trái phép ra môi trường theo Điều 4 nghị định 155/2016/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành chính đối với từng hạn mức vi phạm

Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).
– Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm nếu vi phạm nhiều lần bị xử phạt theo:
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ) đến 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên
– Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần bị xử phạt như :
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ) đến 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên
– Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần đến dưới 05 lần bị xử phạt:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 750.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ) đến 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên
– Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần bị xử phạt :
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ) đến 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên
– Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên bị xử phạt :
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ) đến 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên
Một số hình thức xử phạt bổ sung
– Tước quyền sử dụng có thời hạn về giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả thải khí thải công nghiệp ra môi trường.
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
– Mọi hoạt động của doanh nghiệp tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm đình chỉ đến khi hết thời hạn xử lý, các hoạt động khác không liên quan đến việc xả thải hay xử lý nước thải vẫn được phép tiếp tục.
– Ngoài ra, doanh nghiệp trong quá trình vi phạm hành chính ở lĩnh vực bảo vệ môi trường bắt buộc áp dụng một trong những biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Bắt buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra;
- Tiến hành thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.
– Việc tước giấy phép xử lý chất thải chỉ tạm dừng các công việc có liên quan tới những hoạt động xả chất thải của doanh nghiệp. Những hoạt động khác sẽ được phép hoạt động bình thường.
– Một số hành vi có thể bị truy tố hình sự nếu cố tình lẩn tránh các hình thức xử phạt nêu trên
Trách nhiệm hình sử đối với hành vi xả thải ra môi trường
Theo quy định tại điều 135 bộ luật hình sự về “tội gây ô nhiễm môi trường” quy định:
- Tuỳ vào tính chất, mức độ gây ô nhiễm của hành vi vi phạm mà có thể phạt tiền, tạm đình chỉ hoạt động hoặc đình chỉ vĩnh viễn đối với các doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.
- Doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm bị phạt từ 3 tỷ đến 20 tỷ tuỳ vào mức độ thiệt hại.
- Đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 36 tháng hoặc đình chỉ vĩnh viễn nếu doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng con người, gây sự cố môi trường hoặc ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội mà không có khả năng phục hồi hậu quả.
Xem thêm: [Giải pháp] Xử lý mùi cho hệ thống xử lý nước thải an toàn – hiệu quả
Lời kết
Trên đây là các quy định xử phạt về hành vi xả thải trái phép ra môi trường, những quy đinh trên như lời cảnh báo bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Dịch vụ xử lý nước thải, quan trắc môi trường đảm bảo đầy đủ giấy tờ, chất lượng uy tín tại đơn vị Thành TÍn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và các tổ chức trong việc xử lý nước thải giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro về xử phạt từ đó an tâm hoạt động trong mọi lĩnh vực.
Thành Tín cam kết mang đến dịch vụ chất lượng, ổn định, chi phí tối ưu hợp lý nhất cho khách hàng. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0964511345