Xử lý nước thải nuôi tôm với mục đích loại bỏ các chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng, hóa chất trong quy trình nuôi tôm để giảm những tác động của chúng đến môi trường. Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm hiệu quả góp phần to lớn vào hiệu quả kinh tế cho các khu công nghiệp nuôi tôm, hộ gia đình nuôi tôm và các cơ sở nhỏ lẻ khác.
Vậy phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm nào đem lại hiệu quả?
Thực tế lợi ích từ việc nuôi tôm công nghiệp
Hiện nay tôm đang được coi là thực phẩm có chất dinh dưỡng cao chứa nhiều thành phần protein, sắt, canxi chắc khỏe, magie, một phần chất béo cho cơ thể. Nếu chỉ chờ lượng tôm từ tự nhiên, tôm ao, tôm đồng, tôm biển thì không thể đáp ứng đủ cho con người sử dụng hằng ngày hiện nay. Do đó việc nuôi tôm công nghiệp với các chiến lược bài bản, kỹ thuật cao đang đem lại hiệu quả kinh tế cao
Ngoài việc cung cấp thực phẩm trong nước, tôm Việt Nam đang được xuất khẩu sang nước ngoài với lượng lớn, hiệu quả kinh tế tăng gấp đôi.
Với tình trạng đem lại nguồn lợi nhuận cao, ngành công nghiệp nuôi tôm đang phát triển rất mạnh, nhiều khu công nghiệp nuôi tôm tại các vùng ven biển mọc lên như nấm để cạnh tranh trên thị trường hiện nay.
Tuy nhiên trước tình hình mọc lên quá nhanh lại chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải hồ tôm phù hợp gây ra tình trạng ô nhiễm cho khu vực, đem lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Xem thêm: Xử lý nước thải chế biến thực phẩm bằng công nghệ mới nhất giá rẻ
Những ảnh hưởng của nước thải nuôi tôm đến môi trường
Các cơ sở nuôi tôm nhỏ lẻ, tự phát thường xây dựng hệ thống sơ sài chủ yếu chỉ phục vụ trong việc nuôi tôm mà không thể xử lý nước thải sau khi thay nước nuôi tôm, quá trình cho tôm ăn, và một số công đoạn khác. Các chất thải hữu cơ, hóa chất nuôi tôm, chất thải trong quá trình tôm sinh trưởng và phát triển đều được xả thẳng ra môi trường khiến môi trường bị ô nhiễm một cách trầm trọng.
Lượng chất thải hữu cơ trong hồ nuôi tôm bao gồm từ thức ăn dư thừa, phân tôm, các chất kháng sinh, thuốc trị bênh,… mang một lượng lớn các loại hợp chất Nitơ, photpho, các chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.
Tác động của các chất hữu cơ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật dưới nước. Lượng BOD, COD, chất thải độc tăng lên trong khu vực xả thải.
Nước thải từ ao, hồ nuôi tôm công nghiệp nếu không được xử lý mà xả trực tiếp ra kênh rạch, khiến nước đầu nguồn bị ảnh hưởng, bốc mùi hôi tanh đặc trưng từ chất thải động vật. Nếu việc xả thải diễn ra liên tiếp và liên tục sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển gây những rủi ro ngoài ý muốn cho ngành công nghiệp nuôi tôm về lâu dài.
5 Phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp
Hiện nay khoa học ngày càng phát triển, các chuyên gia nông nghiệp đã tính toán và có nhiều phương án xử lý nước thải. Và trong đó ao nuôi tôm là là một trong những hệ thống được nghiên cứu. Việc xử lý nước thải ao nuôi tôm có nhiều phương pháp xử lý, từ khâu đầu vào như: kiểm soát lượng thức ăn, thuốc kháng sinh…. cho đến các khâu xử lý nước thải đầu ra. Dưới đây là 5 phương pháp xử lý nước thải đầu ra được sự dụng cho hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm đạt hiệu quả cao.
Xử lý nước thải nuôi tôm bằng cá rô phi
Để áp dụng hiệu quả quy trình này, cần thiết một hệ thống bể lọc bao gồm 2 ao nuôi cá rô phi và 1 ao cỏ rong. Quy trình như sau:
- Nước thải được chuyển qua xi phông từ ao nuôi ra ngoài sẽ được bơm vào bể lọc với mục đích tách riêng các hợp chất hữu cơ. Sau đó, nước sẽ chảy xuống ao cá rô phi 1. Cá sẽ ăn phần chất thải hữu cơ còn lại, và các chất lơ lửng sẽ lắng lại một lần nước.
- Sau đó, nước sẽ tiếp tục chảy xuống ao cá thứ 2. Tiếp tục như quy trình tại ao 1. Cuối cùng nước từ ao cá thứ 2 sẽ chảy qua cống sang ao cỏ rong. Tại đây, các loại vi sinh vật, thực vật (rong rêu) sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng, ngăn chặn các chất lơ lửng, hạn chế tảo phát triển.
- Bên cạnh xây các ao nuôi riêng biệt thì có thể nuôi chung tôm với cá rô phi trong cùng 1 ao vừa tiết kiệm chi phí, diện tích vừa lúc đó rô phi sẽ trực tiếp ăn phần thải của tôm
Xử lý nước thải nuôi tôm bằng sò huyết
Sò huyết sẽ được nuôi trực tiếp trong ao tôm có tác dụng như một loại máy sinh học, giúp giữ lại các cặn bã hữu cơ, tảo giúp tôm phát triển hiệu quả hơn.
- Xây dựng 1 rãnh lắng bùn, một ao xử lý, một ao chứa để hoàn thiện quy trình.
- Sò huyết trong ao tôm được nuôi với mật độ là 80 con/m2 trong 15 ngày phân bố dàn trải không quá chi chít.
- Sau đó chuyển sang ao chứa cá rô phi để tăng hiệu quả xử lý nước thải của tôm.
- Đây là phương pháp mang lại hiệu quả kép, vừa mang lại lợi nhuận từ việc nuôi sò huyết vừa xử lý triệt để nước thải trong ao một cách hiệu quả.
Xử lý nước thải nuôi tôm bằng các hóa chất chuyên dụng
- Chlorine là hóa chất hiệu quả nhất và sử dụng nhiều nhất trong quá trình xử lý nước thải nuôi tôm. Chlorine tồn tại ở dạng bột màu trắng , dễ tan trong nước, khi xử lý sẽ có mùi hơi hắc trong nước
- Nên sử dụng theo liều lượng mà các chuyên gia chỉ định và khuyên dùng, nên cân đối phù hợp, tránh tình trạng sử dụng quá nhiều gây ảnh hưởng đến xung quanh
Xử lý nước thải nuôi tôm bằng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
- Nước thải sau khi qua song chắn rác được đưa đến bể xử lý sinh học. Tại bể xử lý sinh học các giá thể sinh học hoạt động sục khí liên tục chuyển hóa hợp chất hữu cơ thành hợp chất vô cơ, giữu lại các tạp chất trong bùn
- Nước thải sau khi qua khỏi bể sinh học sẽ được chuyển đến bể lắng để tách bùn. Tiếp đến sẽ được chuyển qua bể khử trùng để diệt khuẩn. Cuối cùng tiếp tục công đoạn xử lý để tái sử dụng nguồn nước hoặc xả nước thải trực tiếp ra môi. Bùn sẽ được ứng dụng vào một số hoạt động khác
- Phương pháp này thường áp dụng với những trang trại nuôi tôm lớn, khu công nghiệp nuôi tôm, với lượng nước thải phát sinh lớn, cần xử lý liên tục. Khi quyết định đầu tư cần tiến hành lựa chọn đơn vị có kỹ thuật cao, để hoạt động hiệu quả
>> Xem thêm: quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo tốt nhất hiện nay
Xử lý nước hồ thải nuôi tôm áp dụng công nghệ biofloc (hoặc semi-biofloc) để xử lý nước tại nguồn.
Công nghệ biofloc dựa trên nền tảng là thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật dị dưỡng bằng nguồn cabon bổ sung từ ngoài như: đường, mật… trong điều kiện không thay nước và chúng chuyển hoá các chất hữu cơ dư thừa trong ao nuôi thành sinh khối trong cơ thể của chúng.
Nhờ tính đặc thù của vi khuẩn dị dưỡng kết hợp cùng nguồn cacbon bên ngoài sẽ phát triển mạnh mẽ lấn át sự phát triển của tảo, làm sạch nước ao, giúp hạn chế tối đa việc thay nước và làm giảm lượng nước thải phát sinh.
Tuy nhiên với phương pháp này vẫn phát sinh một lượng nước xi phông nhỏ và cần có biện pháp bổ sung để xử lý triệt để lượng nước thải này.
Trên đây là những 5 phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm được ứng dụng hiệu quả trong thời gian vừa qua. Huy vọng những chia sẻ trên có thể phần nào giải quyết được những khó khăn trong quá trình chăn nuôi tại cơ sở của mình. Nếu cần tư vấn cụ thể hay tìm kiếm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải uy tín hãy liên hệ với Thành Tín qua hotline 0964511345. Chúng tôi tự tin mang đến sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường dành cho bạn.