Đề xuất phương án xử lý nước thải khu công nghiệp hiện nay

Xử lý nước thải khu công nghiệp là tiền đề phát triển giúp các khu công nghiệp an tâm hoạt động sản xuất tránh được các vấn đề quan trắc môi trường, ban quản lý môi trường kiểm tra. Khu công nghiệp có ổn định các hoạt động sản xuất thì nền kinh tế dựa vào đó mới tăng trưởng nhanh chóng.

Hiểu được vấn đề đó, chúng tôi đã đưa một công nghệ xử lý nước thải công nghiệp đặc trưng áp dụng hiệu quả vào các khu công nghiệp hiện nay.

Tình trạng nước thải khu công nghiệp trong môi trường hiện nay

Hiện trạng nước thải công nghiệp hiện nay ở Việt Nam

Khảo sát mới nhất cho thấy một số làng nghề trong luyên kim như: sắt, thép, đồng, nhôm, chì, dệt, nhuộm…. cho thấy số lượng nước thải chưa được xử lý đổ ra môi trường làm mất cảnh quan và gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ.

Đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường có thể thấy rõ rệt nhất ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung. Tại đây tình trạng nước thải được xả thẳng ra môi trường sông suối, ao hồ, kênh rạch và không qua bất kì hệ thống xử lý nước thải tập trung nào. Ngoài ra nước thải khu công nghiệp tại các nhà máy sản xuất, bệnh viện và các cơ sở y tế …. Chưa áp dụng các hệ thống xử lý nước thải. Các chất thải rắn không được thu gom triệt để gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Sự ô nhiễm nguồn nước là tác nhân của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân chưa cao, dự án quy hoạch còn nhiều bất cập….. Đặc biệt các nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa có biện pháp ứng dụng công nghệ xử lý nước thải hoặc sự dụng các biện pháp đối phó cơ quan chức năng gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Xem thêm: Giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn – Một số vấn đề cần lưu ý

Tác hại của chất ô nhiễm trong nước thải khu công nghiệp gây ra cho môi trường nước

Nước thải khu công nghiệp với tính chất chứa thành phần các chất ô nhiễm cao, nếu quá trình xả thải nước thải tại các khu công nghiệp ra môi trường mà không tiến hành qua các biện pháp xử lý sẽ gây các tác hại rất lớn đến nguồn nước xung quanh.

Hàm lượng BOD, COD trong nước thải cao thì mức ô nhiễm càng lớn, trực tiếp làm giảm quá trình oxi hóa của các vi sinh vật trong nước, tạo váng nổi lên nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến nước ngầm và khu vực nước cấp cho con người

Hàm lượng N, P trong nước thải cao có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đất đai, tạo điều kiện cho tảo biển phát triển, ảnh hưởng đến mùa màng, chất lượng cuộc sống.

Lượng lớn các khu công nghiệp hiện nay đều được xây dựng trên các nguồn nước mặt lớn, trên các con sông, kênh rạch do đó khu vực xả thải các đường ống xả thải thường trực tiếp chảy ra nguồn nước xung quanh nơi đây gây ra vô vàn tác nhân nguy hại.

Xây dựng hệ thống nước thải khu công nghiệp cần chú ý đến các vấn đề sau

Các yêu cầu để xây dựng hệ thống nước thải khu công nghiệp đạt quy chuẩn

Khác với các loại nước thải khác, nước thải khu công nghiệp cần phải qua bước xử lý sơ bộ rồi mới tiến hành chuyển vào trạm xử lý nước thải tập trung để bắt đầu quy trình xử lý.

Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp hiệu quả dựa vào các yếu tố:

  • Công suất xử lý phù hợp với lưu lượng nước thải chảy ra
  • Nắm được tính chât và thành phần có sẵn trong lượng nước thải để có biện pháp xử lý phù hợp
  • Nguồn nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn của Bộ tài nguyên môi trường
  • Nước thải khi xả ra môi trường vào nguồn nước, phải theo mức độ quy định
  • Nhận thấy được hiệu quả rõ rệt, khác biệt sau quá trình xử lý
  • Lựa chọn khu vực xây dựng trạm xử lý nước thải phù hợp, không lấn chiếm diện tích xung quanh quá nhiều, ưu tiên sử dụng nguồn đất ngay tại khu công nghiệp
  • Trong quá trình xử lý chất thải sử dụng hóa chất, các thiết bị sẵn có trên thị trường để quá trình vận hành diễn ra thuận tiện
  • Công nghệ xuyên suốt phải đảm bảo an toàn, có thể thay đổi về lưu lượng và nồng độ tùy thuộc vào diễn biến xảy ra trong quy trình
  • Xử lý đơn giản, dễ vận hành, không tốn nhân công, ổn định lâu dài, tối ưu chi phí đầu vào

Đề xuất phương án xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc nhiều yếu tố do đó mỗi công trình xử lý nước thải cần có những phương pháp và quy mô triển khai hệ thống khác nhau. Để triển khai các dự án xử lý nước thải đủ tiêu chuẩn cần nắm rõ các yếu tố và xem xét quy mô cũng như mức độ nước thải cần được triển khai.

Việc triển khai xây dựng hệ thống nước thải công nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Công suất trạm xử lý
  • Chất lượng của nước sau xử lý
  • Thành phần và tính chất của nước thải khu công nghiệp
  • Các quy định xả thải vào đường ống chung hay vào nguồn nước
  • Hiệu quả đạt được của quy trình xử lý nước thải
  • Diện tích sẵn có để xây dựng hệ thống xử lý
  • Quy mô và quy trình xu hướng phát triển của đơn vị trong tương lai
  • Các yêu cầu về năng lượng, hoá chất và các thiết bị sẵn có trên thị trường
  • Công nghệ đòi hỏi mức an toàn cao trong trường hợp có sự thay đổi lớn về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm giữa các mùa
  • Xử lý đơn giản, dễ vận hành và tính ổn định cao, tối ưu tối đa kinh phí đầu tư.

>> Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải đô thị tại Việt Nam mới nhất

Công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp phù hợp

Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp mới nhất hiện nay

Công nghệ hóa lý kết hợp sinh học được chúng tôi ưu tiên lựa chọn cho mô hình xử lý nước thải khu công nghiệp hiện nay. Quy trình diễn ra như sau:

Trung hòa: mỗi loại nước thải khác nhau sẽ chứa lượng axit và lượng kiềm khác nhau, cần phải duy trì nồng độ PH vào khoảng 6,5 – 8,5 để có thể trung hòa vào nước. Với các phương pháp sau

  • Dùng các chất xúc tác hóa học
  • Đưa nước thải chưa axit vào qua vật liệu có tác dụng trung hòa
  • Tiến hành hòa trộn nước thải axit và nước thải kiềm lại với nhau
  • Hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hoặc hấp thụ khí amoniac từ nước axit

Keo tụ -tạo bông: tại đây nước thải được lần lượt cho phản ứng với hóa chất kẹo tụ và hóa chất tạo bông với nồng độ và liều lượng thích hợp, nhằm làm mất tính ổn định của các hạt keo trong nước thải

  • Sau đó chúng sẽ kết cụm lại và hình thành các bông cặn lớn, việc hình thành các bông cặn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng tại bể lắng hoặc quá trình tuyển nổi phía sau
  • Quá trình trung hoà phá vỡ tính bền của các hạt keo nên được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã trung hoà có liên kết với nhau tạo thành các bông cặn lớn và sau đó bị lắng xuống đáy bể, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông

Hòa tan, phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiêm  và một số chất vô cơ như H2S , Sunfit , anmonia , Nito còn lại trong nước thải

Quá trình oxy hóa phân hủy các chất hữu cơ diễn ra trong 3 giai đoạn :

  • Các chất hữu cơ di chuyển đến bề mặt tế bào vi sinh vật
  • Quá trình khuếch tán mặt tế bào sàng màng bán thấm
  • Bắt đầu chuyển hóa các chất có trong tế bào để có thể tổng hợp tế bào và sản sinh ra nguồn năng lượng mới

Sự kết hợp này đem lại hiệu quả về chỉ số nước thải đầu ra đạt mức ổn định, hàm lượng ô nhiễm giảm xuống đến 90% so với ban đầu. Vừa bảo vệ môi trường xung quanh vừa giữ gìn nguồn nước không còn bị ảnh hưởng ô nhiễm. Nước thải đầu ra đạt chuẩn thải ra môi trường hoặc có thể tái xử lý nếu đạt kiểm định chất lượng.

Trên đây là bài viết giới thiệu về công nghệ xử lý nước thải tại khu công nghiệp. Nếu bạn cần  hỗ trợ để xây dựng hệ thống xử lý nước khu công nghiệp đạt chuẩn chuyên nghiệp, có thể tin tưởng và liên hệ với chúng tôi qua hotline 0964511345 Thành Tín.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *