Theo một báo cáo của tổ chức UNICEF được công bố vào năm 2020, ⅓ trẻ em trên thế giới bị ngộ độc chì. Đây là một con số đáng báo động đòi hỏi phải có những hành động can thiệp cụ thể mang tính toàn cầu. Chì là một độc tố hiện diện khá nhiều trong cuộc sống con người, ô nhiễm chì, đặc biệt ô nhiễm chì trong nước đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà chúng ta không chú ý nhiều đến.
Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguy cơ đang ngày càng lan rộng này.
Ô nhiễm chì trong nước là gì?
Chì là gì?
Chì (Pb) là một nguyên tố kim loại nặng tồn tại tại trong tự nhiên hay có nguồn gốc từ các hoạt động sản xuất của các làng nghề hay khu công nghiệp, từ khói xả của các hoạt động giao thông… Chì là một kim loại độc đã được công nhận. Ô nhiễm chì, đặc biệt là ô nhiễm chì trong nước mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe con người, trong đó trẻ em là nhóm có nguy cơ dễ bị tổn thương nhất
Chì có rất nhiều ứng dụng trong đời sống như làm thành phần chính của pin, ắc quy, ống nhựa PVC, làm chất tạo màu, là thành phần của tấm chắn đạn, phóng xạ hạt nhân…
Các sản phẩm có chứa chì khác bao gồm:
- Đồ chơi, đồ gốm men, đồ chơi, trang sức, bột màu, sơn, kính màu…
- Một số loại đồ trang điểm có chứa màu cam hoặc cam đỏ
- Một số loại thuốc truyền thống được sử dụng ở các nước như Ấn Độ, Mexico và Việt Nam
- Nước được dẫn bằng đường ống dẫn nước được làm từ chì hay mối nối có chứa chì
XEM THÊM:
- Chất tẩy thông tắc cống – chú ý nguy hiểm khi sử dụng
- Cảnh báo khủng hoảng ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam hiện nay
Nguồn gốc xả thải của chì
Chì có thể được thải ra trực tiếp vào không khí dưới dạng những hạt lơ lửng. Các hoạt động chính như đúc thép, luyện kim, sản xuất xi măng, tái chế pin, luyện chì, sản xuất… là những nguồn chính xả thải chì vào môi trường.
Ô nhiễm chì trong nước, trong không khí và đất đang là vấn đề được nhiều nơi quan tâm không chỉ ở những khu vực gần các khu công nghiệp, khu chế xuất…Nhưng hiện nay, ở các khu vực có nguy cơ cao bị ô nhiễm chì trong nước, đất và không khí hiện vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, có rất ít những báo cáo về hàm lượng chì có trong môi trường và những đề tài nghiên cứu về tác động của chì đối với môi trường và sức khỏe con người.
Nguyên nhân gây ô nhiễm chì trong nước và tác hại của chì
-
Nguyên nhân
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm chì trong nước là do sự lắng đọng của chì và các hợp chất từ chì ở không khí xuống đất, sau một thời gian sẽ đi vào các mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước.
Các khu công nghiệp, đặc biệt là các làng nghề tái chế và sản xuất kim loai… còn chưa đầu tư và hoàn thiện hệ thống thoát nước và xử rác thải, dẫn đến việc xả thải vô tội vạ ra môi trường. Việc xả thải chì không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước trong tương lai, mang lại những hệ lụy rất khó phục hồi.
-
Tác hại
Chúng ta đều biết rằng chì là một trong những kim loại nặng nếu vượt qua giới hạn cho phép có thể gây hại đến môi trường và sức khỏe của con người, cụ thể là:
- Chì nếu xâm nhập thông qua đường hô hấp hay tiêu hóa của con người, có thể gây ức chế một số enzym quan trọng, làm rối loạn quá trình tạo huyết ở tủy, phá vỡ quá trình tạo hồng cầu, gây hại đến hệ thần kinh
- Trẻ em là nhóm đối tượng bị tổn thương nghiêm trọng nhất nếu bị nhiễm độc chì. Chì gây tổn hại đến não bộ của trẻ trước khi trẻ có thể phát triển hoàn thiện, gây suy giảm hệ thần kinh, thể chất và nhận thức suốt đời
- Theo một báo cáo của UNICEF, các nước thu nhập thấp và các nước thu nhập trung bình ước tính sẽ bị thiệt hại gần 1000 tỷ USD vì những tiềm năng kinh tế bị mất trong suốt cuộc đời của những trẻ bị nhiễm chì.
- Sau quá trình lắng đọng trong không khí, chì sẽ dần thẩm thấu vào môi trường đất, gây ô nhiễm đất, sau đó tiếp tục tan vào nước gây ô nhiễm chì trong nước, sông ngòi đặc biệt là mạch nước ngầm
Cách nhận biết nước nhiễm chì
Chì không thể nhìn hay nếm, vì thế chúng ta rất khó phân biệt được có ô nhiễm chì trong nước hay không. Bạn có thể dùng máy kiểm tra kim loại nặng trong nước. Nếu không có thiết bị đo chuyên dụng, bạn có thể mang mẫu nước mang đi xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.
Giải pháp phòng chống ô nhiễm chì trong nước
- Mỗi cá nhân cần phải có ý thức về tác hại của chì đối với sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ em, để từ đó có trách nhiệm hơn trong việc phòng tránh ô nhiễm chì, tuân thủ và có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, hạn chế cho trẻ em tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm chì, các đồ vật có nguy cơ gây nhiễm chì cao
- Hệ thống y tế cần được đầu tư, nâng cấp để nhanh chóng điều trị, theo dõi người bị phơi nhiễm chì, xây dựng hệ thống giám sát và báo cáo xét nghiệm nồng độ chì trong máu
- Chính phủ cần tiến hành các chiến dịch truyền thông về sự nguy hiểm và nguồn phơi nhiễm chì cho người dân, về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm chì trong nước, đất và không khí
- Đồng thời xây dựng, triển khai và thực thi các tiêu chuẩn vệ môi trường, sức khỏe và an toàn với các hoạt động luyện kim, sản xuất và tái chế pin… Các công nghệ mới cần phải được đầu tư xây dựng để thay thế công nghệ cũ, lạc hậu.
- Ở cấp độ quốc tế, cần kêu gọi những hành động chung và thiết lập các biện pháp kiểm soát pháp lý ràng buộc ở tất cả các quốc gia. Bên cạnh đó, các đơn vị đo lường tiêu chuẩn toàn cầu cũng cần phải được thiết lập để đo lường mức độ nghiêm trọng của chì với môi trường, đặc biệt là ô nhiễm chì trong nước, và với sức khỏe con người
Kết luận
Qua bài viết sau, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp một góc nhìn rõ hơn về ô nhiễm chì trong nước cũng như tác hại của chì đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường, để góp phần thúc đẩy những hành động quyết liệt hơn từ cá nhân, xã hội và chính phủ.
THÀNH TÍN | CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH TÍN
Địa chỉ: Lô N5, Đường 24m, Khu Công Nghiệp Nghi Phú, Nghệ An, 43100
Hotline: 0964511345
Email: thanhtinnghean@gmail.com
Website: https://thanhtin.net/
Facebook: https://www.facebook.com/Thanhtinnghean/