Việc lập hồ sơ môi trường đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết trước khi đưa dự án đi vào hoạt động. Nhiều doanh nghiệp lớn thường có bộ phận nhân viên môi trường có khả năng vận hành ,nhưng đối với những doanh nghiệp nhỏ lại thiếu một phần lớn nguồn nhân lực có kinh nghiệm thực hiện báo cáo môi trường chuyên môn . Hoặc nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện hồ sơ môi trường và khi cơ quan quản lý tiến hành kiểm tra lại bị xử phạt nặng
Đối với các dự án cũng như hoạt động cơ sở , sản xuất kinh doanh , dịch vụ để được chính thức đi vào xây dựng thì các doanh nghiệp phải có đầy đủ các hồ sơ môi trường đúng với quy định pháp luật .
Hồ sơ môi trường là gì

Hồ sơ môi trường là tập hợp những tài liệu về lĩnh vực môi trường . Mục đích là đưa dự án của một công ty doanh nghiệp , nhà máy nào đó đi vào hoạt động mà không sợ bị vi phạm pháp luật , không bị xử phạt theo luật môi trường .
Hồ sơ môi trường giúp công ty , doanh nghiệp , nhà máy hạn chế được ô nhiễm từ quá trình sản xuất.
Tiến hành thực hiện hồ sơ môi trường cho phép các doanh nghiệp xác định được công đoạn tác động nhiều đến môi trường để giảm tiêu thụ tài nguyên , giảm thiêu chất thải hoặc giảm lãng phí đầu ra.
Cần lập hồ sơ môi trường theo từng giai đoạn cụ thể để doanh nghiệp sớm đi vào kinh doanh ổn định. Những hồ sơ này có vai trò thúc đẩy cơ sở , doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bắt buộc với môi trường
Các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần thiết cho các doanh nghiệp.
Căn cứ vào quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp cần thực hiện các hồ sơ môi trường sau đây.
Đối với các cơ sở , sản xuất kinh doanh, dịch vụ khi chưa đi vào hoạt động :
– Trước khi đi vào hoạt động xây dựng dự án, các nhà doanh nghiệp tùy từng quy mô, ngành nghề, sản xuất sẽ tiến hành lập các hồ sơ môi trường ban đầu như sau:
- Đánh giá tác động môi trường: áp dụng với các dự án quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/ NĐ -CP
- Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường khi không triển khai dự án trong suốt thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường .Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt .Tăng quy mô , công suất , thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo và theo đề nghị của chủ dự án
- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường : cho dự án đầu tư mới , đầu tư mở rộng quy mô , nâng công suất các cơ sở sản xuất , kinh doanh , dịch vụ.
- Lập và đăng kí lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư , phương án sản xuất , kinh doanh , dịch vụ trong các trường hợp sau đây : thay đổi địa điểm , không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận .

Sau khi đi vào hoạt động chính thức các cơ sở sản xuất kinh doanh , dịch vụ phải thực hiện các hồ sơ môi trường như sau :
- Hồ sơ đăng ký sổ chủ nguồn thải : tuy nhiên vẫn có một số trường hợp không cần thiết phải đăng kí sổ chủ nguồn thải quy định trong nghị định Nghị định 38:2015/NĐ-CP. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh Chất thải nguy hại > 600 kg/năm bắt buộc phải lập Sổ chủ nguồn thải CTNH theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về Quản lý Chất thải nguy hại.
- Giấy phép xả thải :được thực hiện đối với những doanh nghiệp có phát sinh nước thải và xả thải ra môi trường. Giấy phép xả thải được làm sau khi đã hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn.
- Quan trắc môi trường định kì : thực hiện định kì theo cam kết trong hồ sơ môi trường hoặc theo thông tư 04/2015 /TT-BTNMT quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường .
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường : Được quy định tại thông tư 25/2019/TT – BTNMT. Báo cáo này tích hợp các loại báo cáo định kỳ hằng năm của Doanh nghiệp như: Báo cáo quan trắc môi trường, Báo cáo quan trắc tự động, Báo cáo quản lý CTNH, Báo cáo quản lý CTSH, Báo cáo quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, Báo cáo quản lý phế liệu, Báo cáo khai thác khoáng sản.
- Hồ sơ khai thác nước ngầm: được thực hiện đối với những doanh nghiệp cơ sở có nhu cầu sử dụng , khai thác nguồn nước ngầm , để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất , kinh doanh . Áp dụng đối với các cơ sở hoạt động tại Việt Nam có liên quan đến việc khai thác nước dưới đất >10m3/ngày, đêm theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
- Hồ sơ khai thác nước mặt: các đối tượng kinh doanh , các cơ sở trong và ngoài nước có các hoạt động sản xuất liên quan đến sử dụng nước mặt đều phải lập hồ sơ khai thác sử dụng nước mặt theo quy định của pháp luật hiện hành. Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước, Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Một số lưu ý khi lập hồ sơ môi trường , hồ sơ dự án
Đối với các hồ sơ môi trường cũ như giấy phép xả thải vào nguồn nước , giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi , giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT , giấy phép xử lý CTNH , số chủ nguồn thải CTNH , giấy xác nhận đủ điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất , giấy phép xả khí thải công nghiệp ,… sẽ được tích hợp thành GPMT duy nhất . Các loại giấy phép thành phần này được triển khai đồng thời với quá trình lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường .
Xem thêm: Vai trò của dịch vụ tư vấn môi trường đối với doanh nghiệp
Xử phạt vi phạm không lập hồ sơ môi trường dự án
Theo nghị định 179/2013/NĐ – CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hành vi không thực hiện hồ sơ pháp lý môi trường:
- Đối với đối tượng lập báo cáo: Hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát theo quy định sẽ bị xử phạt 60 – 70 triệu đồng.
- Đối với đối tượng thực hiện: Hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng.
Ngoài ra, luật còn đưa ra các quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm các đề án bảo vệ môi trường thuộc trách nhiện của phòng Tài Nguyên Và Môi Trường với mức hình phát từ 9 – 11 triệu đồng. Đề án chi tiết thuộc trách nhiệm xác nhận của sở Tài Nguyên và Môi Trường với mức phạt từ 60 – 70 triệu đồng.
Những trường hợp vi phạm về quy định đề án bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm phê duyệt của bộ, cơ quan ngang bộ sẽ bị phạt tiền từ 70 – 80 triệu đồng. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm mà mức xử phạt đối với doanh nghiệp có thể là phạt tiền hoặc có thể đình chỉ hoạt động kinh doanh.
Dịch vụ thực hiện hồ sơ môi trường tại Thành Tín
–Công ty TNHH thiết bị và công nghệ Thành Tín chuyên tư vấn và lập các hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp , cơ sở sản xuất .Với đội ngũ kỹ sư , thạc sĩ quản lý môi trường , kỹ thuật môi trường , …chúng tôi có đầy đủ khả năng , năng lực và kinh nghiệm lập các hồ sơ môi trường cho dự án lớn nhỏ , các doanh nghiệp tại địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh . Các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất chỉ cần tập trung vào sản xuất còn dịch vụ môi trường bên công ty chúng tôi sẽ đảm bảo hỗ trợ tận tình . Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ qua số hotline :0964511345