Hiện tượng bệnh sán chó: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Nuôi chó mèo là sở thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết những căn bệnh mà các thú cưng của mình có thể truyền sang cho chủ nhân của chúng. Một trong những bệnh đó là bệnh nhiễm sán chó. Hiện tượng bệnh sán chó có thể bị nhầm lẫn sang những căn bệnh thông thường khác, chỉ khi bệnh trở nặng, người bệnh đi khám mới biết mình bị bệnh.

Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết hiện tượng bệnh sán chó? Thanhtin.net sẽ giúp bạn  tìm hiểu qua bài viết sau.

Hiện tượng bệnh sán chó: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Vòng đời của sán chó

Hiện tượng bệnh sán chó là gì? Nguyên nhân gây bệnh sán chó

Sán chó là gì?

Hiện tượng bệnh sán chó là khi người bị lây nhiễm sán chó ở chó hay ở mèo, gây ra các tình trạng bệnh lý bao gồm tổn thương ở các cơ quan hay ở mắt.

Sán chó có tên khoa học là Toxocara canis (giun đũa chó) và Toxocara cati (giun đũa mèo), là một loại sán thường ký sinh ở ruột non của chó và mèo. Loài sán này cũng có thể tìm thấy ở người, nhất là trẻ em do thói quen hay chơi dưới đất, nơi chó mèo phóng uế còn lưu lại trứng của loài sán này.

Nguồn nhiễm bệnh

Chó, mèo hay đất, nước có nhiễm phân chó mèo chính là những ổ chứa chính của sán chó.

Việc vuốt ve chó, mèo có thể là nguyên nhân nhiễm sán chó cho người do chó ,mèo thường có thói quen liếm hậu môn, liếm lông và vô tính phát tán trứng sán ra xung quanh. Do đó, những người nuôi chó mèo cũng có nguy cơ bị nhiễm sán chó rất cao. Những người thường xuyên ăn rau sống, hay thức ăn rửa chưa sạch thịt chó mèo chưa nấu chín cúng có nguy cơ có hiện tượng bệnh sán chó.

Trứng sán khi vào cơ thể người, sau khoảng 5 tháng trứng sán sẽ nở thành các nang sán, mỗi nang sán chứa vài triệu đầu sán, đi xuyên qua ruột non, và đến các bộ phận của cơ thể để gây bệnh.

Hiện tượng bệnh sán chó: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Trẻ em là nhóm có nguy cơ cao mắc hiện tượng sán chó

XEM THÊM:

Dấu hiệu nhận biết người có hiện tượng bệnh sán chó

Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm Việt Nam, hiện tượng bệnh sán chó được mô tả như sau: “Bệnh không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Một số bệnh nhân có biểu hiện gan to; sốt; có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực; đau bụng, khó tiêu; tăng globulin máu; tăng bạch cầu ưa axit không thường xuyên. 

Trường hợp nặng, các triệu chứng có thể kéo dài hàng năm, các hội chứng viêm phổi, viêm nội nhãn, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú có thể xảy ra do sự di trú của ấu trùng giun toxocara, bạch cầu tăng và bạch cầu ái toan tăng có thể chiếm tới 80-90%.” Bên cạnh đó, dấu hiệu bị sán chó thường ở người bị nổi mề đay, viêm ngứa da không dứt.

VIệc chẩn đoán bệnh cũng khá khó khăn, do “Các tổn thương ở phổi có thể nhầm với tổn thương ung thư. Các tổn thương ở võng mạc có thể nhầm với u nguyên bào võng mạc.”

Bác sĩ sẽ dựa trên đặc điểm lâm sàng và phương pháp xét nghiệm huyết thanh học để chẩn đoán bệnh. Nhưng việc chẩn đoán hiện tượng bệnh sán chó đôi khi cũng không chính xác.

Hiện tượng bệnh sán chó: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu nhận biết người có hiện tượng bệnh sán chó

Các biện pháp phòng ngừa hiện tượng bệnh sán chó

Chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống hiện tượng bệnh sán chó từ người dân cho đến các cấp chính quyền, cụ thể:

1. Các biện pháp dự phòng

  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về nguyên nhân, tác hại của hiện tượng bệnh sán chó để từ đó nâng cao ý thức sử dụng các biện pháp phòng ngừa, và vệ sinh sạch nơi mình sinh sống. 
  • Xây dựng thói quen rửa tay trước khi ăn, ăn chín uống sôi, không ăn rau sống chưa rửa sạch hay thịt chó mèo chưa được nấu kỹ. 
  • Đặc biệt là những người nuôi chó, mèo cần phải có ý thức vệ sinh, không để chó mèo phóng uế bừa bãi đặc biệt là những nơi công cộng, gần khu vui chơi cho trẻ em.
  • Tẩy giun cho chó mèo. Với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần.

2. Các biện pháp chống dịch

  • Các cấp chính quyền cần tăng cường hệ thống y tế để nhanh chóng phát hiện, theo dõi và điều trị người bị nhiễm sán. Đồng thời cần nâng cao năng lực xét nghiệm, máy móc công nghệ phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị hiện tượng bệnh sán chó.
  • Tăng cường các biện pháp phòng ngừa nhiễm sán chó mèo ở người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
  • Các cấp chính quyền cũng cần xây dựng triển khai các tiêu chuẩn về môi trường sức khỏe. Phát động các chiến dịch vệ sinh môi trường trong các khu dân cư, trường học… Đầu tư nâng cấp hệ thống thu gom xử lý rác thải đúng tiêu chuẩn đảm bảo môi trường sinh sống sạch sẽ cho người dân

Hiện tượng bệnh sán chó là một căn bệnh nguy hiểm nhưng còn nhiều người khá chủ quan. Qua bài viết trên đây, hy vọng các bạn có thể tự trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh này, để chủ động phòng tránh, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và để có kết quả điều trị tốt nhất.

THÀNH TÍN | CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH TÍN

Địa chỉ: Lô N5, Đường 24m, Khu Công Nghiệp Nghi Phú, Nghệ An, 43100

Hotline: 0964511345

Email: thanhtinnghean@gmail.com

Website: https://thanhtin.net/

Facebook: https://www.facebook.com/Thanhtinnghean/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *