Quá trình xử lý nước thải sản xuất sơn đòi hỏi yêu cầu, khả năng cao bởi nước thải sơn là thành phần nước thải chứa nhiều hóa chất độc hại gây hại nhất, độ màu, độ mùi, dung môi cao. Vì vậy, để xử lý được nguồn nước thải sơn đạt chuẩn xả thải ra môi trường cần đặt ra các chỉ tiêu về một hệ thống xử lý hoàn chỉnh mang lại kết quả tốt.
Vậy, để xử lý nước thải sản xuất sơn cần các quy trình như thế nào?
Tổng quan về ngành sản xuất sơn
Cơ bản hiện nay, ngành sản xuất sơn Việt Nam đang phát triển mạnh bởi nền công nghiệp xây dựng nhà ở, các dự án xây dựng công trình nhà cao tầng, khu biệt thự, chung cư,.. cung cấp lượng lớn sơn để phục vụ trong các quá trình này.
Ngành sơn đang mang lại cho đất nước một nguồn kinh tế bền vững, phát triển lâu dài. Tuy nhiên bên cạnh nguồn lợi mà ngành kinh tế sơn mang lại thì vấn đề gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất sơn đang là vấn đề đáng báo động
Nước thải sản xuất sơn có nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao, độ màu, nhiều thành phần hóa chất nguy hại, nếu không xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải ra nguồn nước mặt, đường ống dẫn nước chung làm ô nhiễm nghiêm trọng đến hệ sinh thái dưới nước, môi trường sống xung quanh, sức khỏe con người.
Xem thêm: Tình trạng xử lý nước thải xi mạ hiện nay và quy trình phát triển đến 2030
Nước thải sản xuất sơn xuất phát từ những nguồn nào?
– Nước vệ sinh thiết bị: trong quá trình sản xuất sơn, quá trình vệ sinh các thùng chứa sơn, các thiết bị sản xuất sơn.
– Tùy thuộc vào loại sơn, màu sơn và nguyên liệu sử dụng mà sử dụng nước hay dung môi để vệ sinh máy móc, thiết bị chiết rót sơn. Thành phần nước thải từ quá trình này đều chứa hóa chất, chất màu, kim loại nặng gây ô nhiễm.
– Nước làm mát: trong công nghệ sản xuất sơn, giai đoạn nghiền phải sử dụng nước làm mát để hỗn hợp pastel sơn không bị bay hơi dung môi, và không làm ảnh hưởng đến tính chất của sơn.
– Trong các buồng phun sơn: Trong các buồng phun sơn thường chứa nước dập bụi sơn. Nước từ đáy buồng phun sơn tạo thành màng nước có tác dụng giữ lại các bụi sơn ngay tại buồng phun sơn. Thành phần nước thải sơn thường chứa nhiều bụi sơn, chất hữu cơ mạch lớn…
– Hệ thống xử lý khí thải bụi sơn: Trong quá trình xử lý khí thải bụi sơn bằng phương pháp hấp thụ thường sinh ra nước tuần hoàn dập bụi. Lượng nước thải này định kỳ phải loại bỏ cùng với nước thải tại các buồng phun sơn.
Từ nguồn nước thải với chất tạo màng, keo dính, dung môi, độ màu cao có khả năng phân tán, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học, độ độc , độ màu, mùi hắc gây độc cao.
Tác hại của nước thải sơn tác động đến môi trường nếu không được xử lý
Hàm lượng chất hữu cơ có trong thành phần nước thải dễ phân hủy sinh học cao. Khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
Hợp chất lơ lửng, màu sơn tạo màng chắn khiến nước ở tầng sâu không được chiếu ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật, vi sinh vật dưới nước.
Nồng độ các chất N, P trong nước cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nước cấp sâu trong lòng đất
Độ đục, độ màu cao bởi tính chất của nước thải sản xuất sơn có chứa và các chất keo dính. Gây ảnh hưởng mỹ quan, nguồn nước khu vực tiếp nhận. Bên cạnh đó, còn làm giảm khả năng tự làm sạch, khả năng sản xuất của nơi tiếp nhận nước thải.
Nhận xét: Nước thải từ quá trình sản xuất sơn có nồng độ chất hữu cơ cao, các chất có độ phân hủy sinh học lớn gây nên khả năng ô nhiễm nặng cho môi trường xung quanh nếu không được xử lý triệt để. Do đó, việc xử lý nước thải sơn, nước thải sản xuất từ các nhà máy sơn là yếu tố quan trọng thực sự cần thiết hiện tại.
Phương pháp xử lý nước thải sản xuất sơn hiệu quả
Với thành phần tính chất của nước thải sơn nguy hại chứa nồng độ chất hữu cơ cao cần thiết kế một quy trình xử lý nước thải sản xuất sơn với các phương pháp đem lại hiệu quả cao.
Xử lý nước thải sơn bằng phương pháp keo tụ
Hàm lượng SS, COD trong nước thải sơn cao, vì vậy sử dụng phương pháp keo tụ để kết bông thành các bông cặn lớn đem lại hiệu quả xử lý cao.
Quá trình keo tụ diễn ra bởi các hạt cặn lơ lửng theo điện tích âm hoặc dương tạo ra hai lớp điện tích dương bên trong và ngoài.
Sử dụng phèn sắt, phèn nhôm, PAC để tạo ra phản ứng keo tụ làm cho những hạt rất nhỏ biến thành những hạt lớn lắng xuống. Thông thường phương pháp keo tụ tạo bông xảy ra qua hai giai đoạn:
- Bản thân chất keo tụ phát sinh thuỷ phân, quá trình hình thành dung dịch keo, và ngưng tụ
- Trung hoà hấp thụ lọc các tạp chất trong nước
Các hạt cặn lớn lắng xuống, những hạt rắn lơ lửng mang điện tích âm trong nước sẽ hút các ion dương tạo ra hai lớp điện tích dương bên trong và bên ngoài. Lớp ion dương bên ngoài liên kết lỏng lẻo nên có thể dễ dàng bị trợt ra.
Hiệu quả keo tụ phụ thuộc vào hóa trị ion, chất keo tụ mang điện tích trái dấu và điện tích của hạt. Hóa trị ion càng lớn thì hiệu quả keo tụ càng cao.
Có thể sử dụng phương pháp keo tụ ngay khi nguồn nước dao động, nó hoạt động hiệu quả hơn công đoạn lắng sơ bộ. Bên cạnh đó khả năng khử màu, khử đục, không tốn diện tích, hóa chất sử dụng trong quá trình dễ mua, giá rẻ.
Phương pháp oxy hóa khử
Thành phần các chất tạo màng, dung môi, bột màu với khả năng gây ô nhiễm cùng độ phân tán cao. Do vậy cần sử dụng phương pháp hóa học oxy hóa khử trong nước thải để đảm bảo loại bỏ hết những chất gây hại
Sử dụng hợp chất Clo ở dạng khí và hóa lỏng, clorat canxi, dioxit clo, pemanganat kali, ozone, oxi không khí, .. để làm sạch nước thải.
Cơ chế trong quá trình oxi hóa sẽ diễn ra nhằm mang nhiệm vụ tách những chất ô nhiễm độc hại này chuyển thành các chất ít độc và tách biệt chúng ra khỏi nguồn nước. Quá trình này sẽ có tốc độ xử lý cao vì vậy sẽ tiêu tốn khá nhiều hóa chất.
Chúng sẽ được sử dụng khi để tách H2S, hidrosunfit và các hợp chất có chứa metyl sunfit, xyanua, phenol ra khỏi nguồn nước thải. Quá trình oxi hóa đã tách các chất độc hại bị ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải, phản ứng giữa Clo và chất thải đã đẩy toàn bộ chất nguy hại từ nguồn nước thải sơn ra bên ngoài.
Các công đoạn chính trong quy trình xử lý nước thải sơn
Nước thải sơn sau khu được thu gom sẽ dẫn qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất thô rồi sau đó dẫn vào hố thu gom nước thải. Tại đây, nước thải được bơm trực tiếp sang bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm đảm bảo cho các công trình xử lý phía sau.
Cần lắp đặt thêm thiết bị thổi khí tại bể điều hòa để tránh lắng cặn đọng xuống đáy bể xảy ra quá trình phân hủy trong bể kỵ khí gây ra mùi hôi khó chịu.
Tiếp tục dẫn nước thải sản xuất sơn qua bể keo tụ tạo bông, thêm hóa chất chuyên dụng vào bể để các hạt lơ lửng trong nước sơn kết dính với nhau thành bông cặn có kích thước lớn, dễ dàng thu gom.
Sau khi tạo thành các bông cặn, nước thải sơn dẫn qua bể khử màu để khử độ màu trong dòng nước thải rồi dùng bơm tăng áp bơm lên bể lắng để lắng cặn hóa học hình thành dưới tác dụng của trọng lực.
Bùn cặn lắng xuống đáy bể chứa bùn sau đó được đem đi xử lý. Phần nước thải sau khi lắng được dẫn về bể để tiến hành quá trình oxy hóa khử để oxi hóa các chất khó phân hủy có trong nước thải.
Trực tiếp thêm H2SO4 để đảm bảo cho quá trình oxi hóa diễn ra tốt hơn và giảm nồng độ pH xuống mức thấp. Chất oxi hóa H2O2 và xúc tác KmnO4 và FeSO4, H2O được cho vào bể để phản ứng oxi hóa diễn ra.
Nước thải dẫn về bể lắng trung hòa để lắng bùn sau quá trình oxi và điều chỉnh lại độ pH về trung tính tạo điều kiện cho các vi sinh vật hoạt động trong quá trình xử lý sinh học. Tiếp tục đẩy bùn cặn đến bể chứa bùn để xử lý .
Có thể thêm bể lọc cặn để nước thải sơn loại bỏ hết thành phần lọc cặn sót lại.
Phần nước thải sau khi hoàn thiện các quy trình xử lý như trên đã đạt quy chuẩn nước thải đầu ra, xả thải trực tiếp ra môi trường tiếp nhận.
Xem thêm: Giải pháp xử lý nước thải nhà hàng, khách sạn, quán ăn
Ưu điểm khi sử dụng công nghệ để xử lý nước thải sơn
– Xử lý triệt để chất hữu cơ COD, BOD, căn lơ lửng, các chất dinh dưỡng cho hiệu quả nước thải đầu ra không còn chất gây hại
– Hiệu suất xử lý cao, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT
– Nước thải sau xử lý triệt để được mùi đặc trưng hóa chất từ sơn, chất tạo màu
– Đảm bảo tính mỹ quan, công nghệ
– Tiết kiệm được tối đa diện tích lắp đặt
– Tính hiện đại hóa cao, dễ dàng thêm nguyên vật liệu, thiết bị nếu muốn tăng năng suất hoạt động
– Tính tự động, không cần nhân công hoạt động vận hành
Lời kết
Hệ thống xử lý nước thải sơn là hệ thống được thiết kế tỉ mỉ kết hợp với công nghệ hiện đại có khả năng xử lý tốt được thành phần nguy hại từ nước thải. Quá trình lắp đặt phải diễn ra theo từng công đoạn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật thì mới đạt hiệu quả xử lý cao.
Với mục tiêu xây dựng một hệ thống xử lý nước thải có kết quả tốt, giá thành hợp lý, thi công nhanh chóng, bàn giao công trình đạt chuẩn. Thành Tín đang là đơn vị hàng đầu cho quý doanh nghiệp, quý khách hàng lựa chọn để hợp tác về dịch vụ xử lý nước thải sơn. Với những gì mà Thành Tín đã làm được trong suốt thời gian qua, hi vọng sẽ hỗ trợ được những khó khăn hiện tại về nguồn nước thải đang đe dọa đến môi trường sống xung quanh của chúng ta.
Nếu cần Thành Tín hãy liên hệ qua hotline 0964511345 để được tư vấn và hỗ trợ