Xử lý mùi cho hệ thống xử lý nước thải cần phải đáp ứng theo quy trình và phương pháp nhất định thì mới đem lại kết quả. Bởi trong vận hành hệ thống xử lý nước thải tất nhiên sẽ phát sinh ra mùi hôi đặc trưng của nước thải. Vì vậy các đơn vị trong quá trình xây dựng phải tính toán đến việc xử lý mùi cho hệ thống. Vậy phương pháp nào xử lý mùi triệt để cho nước thải đảm bảo một hệ thống xử lý nước thải hoàn hảo?
Nguyên nhân gây ra mùi hôi trong hệ thống nước thải?

Bản chất của nước thải khi tiến hành xử lý đã có mùi hôi đặc trưng phát tán xung quanh hệ thống do chưa có hệ thống thu khí. Thành phần như nước thải công nghiệp, nước thải rỉ rác, nước thải chế biến thực phẩm… có mùi rất khó chịu.
Hệ thống bể điều hòa nếu không cung cấp đủ lượng oxy không khí vào bể thì quá trình kỵ khí sẽ diễn ra, các khí H2S, CH4 có mùi hắc, hôi thối.
Trong quá trình xử lý bùn, các hợp chất khác nhau, vi sinh vật xử lý bị chết tại cụm bể sinh học lâu ngày không bảo dưỡng chăm sóc gây phát sinh mùi hôi.
Mùi đặc trưng của hóa chất xử lý nước thải trong hệ thống, hóa chất không tốt hoặc bảo quản không hiệu quả gây mùi nồng nặc
Quá trình xử lý bùn dư sau khi xử lý nước thải cũng là nguyên nhân phát sinh mùi.
Ngoài ra còn nhiều yếu tố xung quanh như nhiệt độ, thời tiết, độ ẩm, hướng gió gây ra hiện tượng mùi, phát tán mùi hôi trong không khí và môi trường.
Xem thêm: Quy trình phương pháp xử lý photpho trong nước thải đạt hiệu quả
Ảnh hưởng của mùi hôi từ hệ thống nước thải
Mùi hôi trong hệ thống xử lý nước thải nếu không được xử lý sẽ gây ra những bất cập trong cuộc sống hằng ngày của con người và môi trường xung quanh
- Đầu tiên chính là sự phản ánh về hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động không tốt, có thể gặp vấn đề trong khâu vận hành.
- Gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khi mùi hôi vượt quá ngưỡng cho phép.
- Tạo sự khó chịu cho con người xung quanh khu vực khi hít phải làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nặng có thể gây nên các căn bệnh về đường hô hấp.
- Gây nên rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan môi trường và khu vực xây dựng hệ thống xử lý
- Bước đầu tạo nên sự ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp xử lý triệt để dần dần sẽ phá hủy tầng sinh thái môi trường.
Tính toán xử lý mùi hôi cho hệ thống xử lý nước thải hiệu quả
Dựa vào các nguyên nhân gây phát sinh ra mùi hôi mà tính toán đưa ra những giải pháp xử lý phù hợp:
- Nhận biết, thu gom, xử lý nguồn nước thải đầu vào nếu nhận thấy nguồn nước thải có mùi hôi
- Liên tục kiểm tra bể điều hòa, kiểm tra hệ thống sục khí cung cấp oxy trong bể để quá trình phân hủy vi sinh yếm khí không diễn ra gây nên mùi hôi như CH4, H2S
- Hóa chất lữu trữ ở khu vực riêng, kín đáo nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện bảo quản tốt nhất cho hóa chất
- Bùn sau xử lý cần thu gom đúng cách, nếu tiến hành tái sử dụng bùn cần có biện pháp xử lý rõ ràng
- Nên thiết kế đường ống thu khí dẫn khí riêng biệt để đạt hiệu quả xử lý mùi hôi tối đa
Với những phương pháp như trên, các đơn vị xây dựng hệ thống cần tính toán cụ thể để có thể mang lại quy trình vận hành phù hợp nhất, đúng tiêu chí đặt ra.
Giải pháp công nghệ xử lý mùi hôi cho hệ thống nước thải
Để có giải pháp xử lý mùi hôi nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện…. Đầu tiên cần xác định được nguồn gốc. Khi biết nguồn gốc ta sẽ xác định được tính chất của nguồn nước thải và sẽ có giải pháp xử lý khác nhau để kiểm soát mùi hôi. Một số giải pháp được áp dụng như thêm hoá chất vào nước hoặc sử dụng hệ thống phun sương khử mùi. Sự thay đổi về thành phần nước thải hoặc thời tiết có thể khiến mùi hôi tăng lên. Một số phương pháp áp dụng hiệu quả phải kể đến dưới đây
Xử lý mùi nước thải bằng công nghệ hấp thụ
Than hoạt tính là vật liệu hấp thụ được sử dụng nhiều nhất với công dụng mang lại hiệu quả nhất hiện nay. Quy trình hấp thụ chất cặn và các chất khí phát sinh ra mùi như NH3 và H2S.
Quy trình thực hiện đơn giản, dễ thực hiện thi công trong quá trình vận hành, hiệu quả xử lý lại cực kì cao đến 99%

– Tuy hiệu quả mang lại rất cao nhưng lại có khá nhiều nhược điểm:
- Vật liệu dễ bị bão hòa, giảm độ hấp thụ theo thời gian,
- Hoàn nguyên vật liệu than hoạt tính không đơn giản
- Tháo lắp thay thế vật liệu lọc cũng rất khó khăn
- Khi đưa than hoạt tính vào hệ thống hấp thụ cần lọc bụi trước khi tiến hành xử lý
Công nghệ sinh học ứng dụng khử mùi nước thải
– Ứng dụng khả năng của vi sinh vật tạo nên quá trình oxy hóa sinh hóa các chất vô cơ và hữu cơ gây mùi trong nước thải.
– Hệ thống diễn ra theo chu trình hoàn toàn khép kín không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài đảm bảo mọi hoạt động diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, kết quả cao.
– Ưu điểm của công nghệ sinh học chính là sự thân thiện với môi trường, không thải ra bất kì chất thải nào khác.
– Tuy nhiên thách thức đưa ra cho hệ thống sinh học chính là tính toán hệ thống xử lý mùi, tính ổn định của môi trường và kiểm soát quá trình lọc sinh học.
Công nghệ Ozone xử lý mùi hiệu quả khoảng 60 -70%

– Đây là giải pháp đáng tin cậy, kiểm soát mùi hiệu quả và đnag được ứng dụng nhiều trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay.
– Ozone phản ứng mạnh mẽ với các hợp chất hữu cơ bay hơi trong nước, khử sạch các mùi hôi khó chịu một cách triệt để.
– Sử dụng hiệu quả, dễ dàng vận hành, ổn định không cần thường xuyên bảo dưỡng chính là ưu điểm vượt trội mà công nghệ Ozone đạt được.
Công nghệ hấp thụ khí bằng chất lỏng
– Chuyển hóa pha khí vào pha lỏng thông qua quá trình hòa tan chất khí trong chất lỏng khi chúng tiếp xúc với nhau được gọi là phương pháp hấp thụ khí bằng chất lỏng.
– Hấp thụ khí bằng chất lỏng có hai dạng chính
- Hấp thụ vật lý không tương tác hóa học hay còn gọi quá trình thuận nghịch
- Hấp thụ hóa học – giữa chúng có phản ứng hóa học sinh ra chất khác.
– Các hợp chất phổ biến trong công nghệ pha lỏng là muối sắt, oxy hóa sinh hoc, chất oxy hóa và anthraquinon.
– Tuy nhiên nhược điểm lớn của phương pháp này chính là sinh ra các chất ô nhiễm trong nước thải, khả năng tái ô nhiễm cao, tốn kém chi phí xử lý.
Xem thêm: [Chia sẻ] 5+ Giải pháp xử lý nitơ trong nước thải hiệu quả nhất 2022
Xử lý mùi hệ thống xử lý nước thải bằng Công nghệ UV đạt hiệu quả trên 90%

– Công nghệ UV tích hợp màng lọc chất xúc tác TiO2 đây là hệ thống xử lý khí thải công nghiệp sử dụng công nghệ ánh sáng UV 185nm – 254nm với năng lượng lớn.
– Nâng hiệu quả xử lý mùi cho hệ thống nước thải đạt trên 90%
Ngoài ra còn một số phương pháp giảm thiểu mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải như:
- Lắp đặt các con thỏ ngăn mùi tại các điểm phát sinh nước thải.
- Tính toán lượng khí sục vào bể điều hoà, cụm bể sinh học hợp lý để đảm bảo quá trình kỵ khí diễn ra ở đây.
- Bể tự hoại nên có hệ thống thông khí, gần hệ thống xử lý nước thải có đường thu gom khí về chung hệ thống xử lý mùi cho hệ thống xử lý nước thải.
- Thu gom và xử lý bùn đúng định kỳ: áp dụng các phương pháp xử lý bùn (hiếu khí, kỵ khí, máy ép bùn, sân phơi bùn….)
- Sử dụng các chế phẩm khử mùi bề mặt trong không khí…
Trên đây là top 5 phương pháp xử lý mùi hôi thường xuyên được áp dụng tại đơn vị Thành Tín
Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, nhu cầu xử lý mà lựa chọn một phương pháp xử lý mang lại hiệu quả cao. Điều này còn tùy thuộc vào cơ sở đầu tư và đơn vị xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Nếu doanh nghiệp, khách hàng đang gặp khó khăn trong việc loại bỏ mùi hôi trong hệ thống xử lý nước thải, vui lòng liên hệ với Thành Tín qua hotline 0964.511.345.