Việc xử lý nước thải ngành mía đường là điều kiện cần để phát triển thuận lợi ngành công nghiệp sản xuất mía đường hiện nay. Bởi nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển ngành sản xuất mía đường. Ngành sản xuất càng phát triển thì kéo theo lượng nước thải phát sinh càng tăng do đó xử lý nước thải ngành mía đường đang cần được quan tâm giải quyết ngay lúc này.
Tổng quan về nguồn nước thải ngành mía đường và cách xử lý
Nước thải mía đường chứa một lượng lớn chất hữu cơ gồm các chất của cacbon, nito, photpho. Các chất này dễ dàng phân huỷ và gây mùi thối làm ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.
Đa phần các chất rắn lơ lửng trong nước thải ngành công nghiệp đường ở dạng vô cơ. Nếu xả ra môi trường khi chưa được xử lý sẽ phá huỷ hệ sinh vật làm thức ăn cho cá. Ngoài ra lớp bùn còn chứa các chất hữu cơ làm cạn kiệt oxy trong nước và tạo ra các loại khí như H2S, CO2, CH4 gây nguy hiểm và ô nhiễm nghiêm trọng.
Nguồn phát sinh nước thải ngành mía đường
Nước ta thuộc vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, trồng trọt. Ngành công nghiệp mía đường chiếm vị trí quan trọng trong nền sản xuất – kinh tế nước ta đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước rất lớn hiện nay.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành mía đường mang lại thì những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường xung quanh cũng đang khiến các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất quan tâm hiện nay.
Với nhiều công đoạn sản xuất cùng thành phần, nguyên liệu trong mỗi giai đoạn khác nhau vì vậy lượng nước thải sản sinh ra khá nhiều nồng độ ô nhiễm khá cao.
Nguồn nước thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
- Nước thải phát sinh từ công đoạn băm, ép và vệ sinh mía có chứa nhiềuchất hữu cơ do lượng đường vương vãi trong quy trình sản xuất cùng với dầu mỡ từ thiết bị sau quá trình vệ sinh, làm mát
- Nước thải phát sinh trong công đoạn hình thành hạt đường chủ yếu chứa lượng mật đường rò rỉ
- Nước thải phát sinh từ công đoạn làm trong và làm sạch
- Nước thải do các nhu cầu khác như nước thải sinh hoạt của công nhân viên nhà máy, rửa sàn, vệ sinh các trang thiết bị
Xem thêm: Tư vấn thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất bánh kẹo
Tính chất đặc trưng của nguồn nước thải
- Nước thải mía đường với đặc thù chứa hàm lượng chất hữu cơ, nito, photpho là thành phần chính gây nên sự ô nhiễm của nước mía đường .
- Phần lớn chất thải rắn trong nguồn nước thải này đều là chất rắn vô cơ
- Chứa chất thải hữu cơ dễ phân hủy dễ phát sinh mùi hôi gây khó chịu
- – Chứa các thành phần mang màu do axit hữu cơ hoặc muối kim loại vô cơ
- Một số thành phần chất phụ gia, chất tẩy rửa, màu thành phẩm sẽ trộn lẫn trong từng công đoạn sản xuất khác nhau.
Do đó, những thành phần ô nhiễm này nếu không được xử lý triệt để sẽ gây mùi hôi thối đặc trưng, ô nhiễm nguồn nước và môi trường tiếp nhận, gây ra hiện tượng phú dưỡng mặt đất và một số rủi ro khác.
Nước thải từ nhà máy sản xuất mía đường ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Từ nguồn phát sinh nước thải, thành phần, tính chất nhận định rằng nước thải mía đường tác động rất lớn đến nguồn nước mặt và môi trường nếu không có biện pháp xử lý triệt để.
- Phát sinh mùi hôi thối khó chịu do các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bên trong nước thải ngành mía đường.
- Lượng đường chủ yếu trong nước thải là đường Sucroza và các loại đường khử Glucose, Fructoze khi phân hủy sẽ chiếm lượng lớn oxy hòa tan trong nước gây cạn kiệt oxy trong nguồn nước. Từ đó chúng sẽ tác động đến môi trường sống của quần thể sinh vật dưới nước.
- Các chất rắn vô cơ lơ lửng trong nước thải có thể lắng đọng tạo thành một màng dưới đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật thủy sinh.
- Nước thải có thể có nhiệt độ cao gây ức chế hoạt động và sinh trưởng của các sinh vật thủy sinh
- Dầu mỡ trong quá trình vệ sinh, tẩy rửa thiết bị gây ra hiện tượng đóng váng trên mặt nước khiến nguồn nước giảm khả năng tự làm sạch.
Cần xây dựng một hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo nước thải sau khi xử lý không gây ảnh hưởng đến môi trường, không gây ô nhiễm môi trường.
Đề xuất phương án xử lý nước thải ngành mía đường
Đơn vị Thành Tín xin giới thiệu hệ thống xử lý nước thải ngành mía đường bao gồm quy trình công nghệ diễn ra như sau:
- Song chắn rác: được thiết kế là thiết bị lọc cơ học nhằm giữ lại và loại bỏ các chất rắn cỡ lớn tồn tại trong nước thải mía đường chủ yếu là bã mía, vụn mía, các chất cỡ lớn khác sẽ được thu gom và đưa ra khu vực chứa rác.
- Bể lắng cát: nhằm loại bỏ cát và các chất rắn vô cơ lơ lửng trong nước thải. Cát sau đó được thu gom và đưa đến sân phơi.
- Hố thu gom sẽ thu gom nước thải tập trung tại đây để thống nhất để tiến hành xử lý
- Bể điều hòa là giai đoạn không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải của bất kỳ nguồn nước thải nào. Với vai trò chính điều hòa nhiệt độ, ổn định lưu lượng và nồng độ thành phần ô nhiễm trong nước thải. Bể điều hòa thường được trang bị máy khuấy trộn để tránh lắng cặn và phân hủy kỵ khí dưới đáy bể.
- Bể lắng 1 sử dụng để lắng đong nước thải trong quá trình loại bỏ một phần chất rắn vô cơ, hữu cơ lơ lửng. Bùn cặn sau quá trình sẽ được thu gom và đưa về bể xử lý bùn.
- Bể phân hủy kỵ khí UASB được thiết kế áp dụng công nghệ sinh học phân hủy kỵ khí dòng chảy ngược. Các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy thành chất vô cơ đơn giản hơn và khí metan. Đồng thời bể kỵ khí UASB cũng loại bỏ nito và phốt pho.
- Bể hiếu khí Aerotank: Bể này áp dụng công nghệ sinh học phân hủy hiếu khí bùn hoạt tính. Các chất hữu cơ trong nước thải sau khi được xử lý nước thải kỵ khí sẽ bị phân hủy thành dạng đơn giản hơn nhưng chưa triệt để. Vì vậy, bể Aerotank sẽ thực hiện nốt công việc phân hủy chất hữu cơ này. Quá trình phân hủy sẽ cho sản phẩm là nước, khí CO2và sinh khối mới.
- Bể lắng 2 sẽ lắng đọng các cặn sinh học sinh ra trong quá trình phân hủy hiếu khí tại bể Aerotank. Bùn cặn lắng đọng sẽ được thu thập về bể chứa xử lý bụn một bộ phận. Một bộ phận còn lại sẽ được tuần hoàn về bể hiếu khí để đảm bảo mật độ sinh khối.
- Thiết kế thiết bị lọc áp lực để thực hiện loại bỏ những lớp cặn còn sót lại trong nước thải.
- Bể khử trùng sau khi được lọc áp lực để loại bỏ các chất cặn, nước thải được đưa đến bể cuối cùng để khử khuẩn, khử trùng gây mùi. Châm hóa chất khử trùng clorine vừa sát khuẩn vừa khử mùi cao. Đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất mía đường.
- Cuối cùng kiểm tra, phân tích chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN xả thải trực tiếp ra môi trường.
Nước thải sau khi đảm bảo xử lý qua các giai đoạn trên đạt chuẩn xả ra môi trường tiếp nhận theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT
Xem thêm: [2022] Công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước ngọt mới nhất
Dịch vụ xử lý nước thải ngành mía đường tại Thành Tín
Với thâm niên hơn 10 năm trong ngành môi trường nói chung và xử lý nước thải nói riêng thì Thành Tín là một đơn vị có tiếng được nhiều cá nhân và doanh nghiệp biết đến. Với nhiều chính sách và ưu điểm về công nghệ từ Thành Tín mà chúng tôi tự tin mang đến dịch vụ Uy Tín – Chất Lượng đảm bảo nhất thị trường hiện nay.
Mỗi năm Thành Tín xử lý hàng chục các dự án lớn nhỏ cho các doanh nghiệp, bệnh viện, nhà máy, trang trại….kể dến như: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện medlatec Nghệ An, Hệ thống xử lý nước cấp đầu nguồn cho hệ thống các doanh trị quân đội QK4 thuộc các tỉnh Bắc Miền Trung, Xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo tại Hà Tĩnh…..
Bạn đang muốn xây dựng một hệ thống xử lý nước thải nhà máy mía đường với giá thành hợp lý, chất lượng, đảm bảo xử lý hiệu quả nguồn nước vui lòng liên hệ với đơn vị chúng tôi để được hỗ trợ thiết kế, hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ vận hành hiệu quả nhất qua Thành Tín hotline 0964511345