COD trong nước thải là gì? Phương pháp xác định COD

COD trong nước thải là gì? Xác định COD bằng phương pháp gì? Cách xử lý COD trong nước thải như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Môi trường Thành Tín giải đáp trong bài viết sau! Xin mời bạn đọc cùng theo dõi!

COD trong nước thải là gì?

COD được viết tắt bởi cụm từ Chemical Oxygen Demand là lượng oxy cần thiết để oxy hóa những hợp chất hóa học có trong nước bao gồm cả hữu cơ lẫn vô cơ. Chỉ số COD càng cao thì chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm càng nặng. 

Và người ta thường dựa vào chỉ số COD để tính lượng oxy cần dùng để xử lý lượng chất thải có trong nước. Nếu COD thấp thì cần phải sục thêm khí để tăng cường lượng oxy hòa tan. Chắc hẳn đọc đến đây, các bạn đã hiểu được COD trong nước thải là gì rồi đúng không nào!

Tìm hiểu chi tiết về COD trong nước thải là gì?
Tìm hiểu chi tiết về COD trong nước thải là gì?

>> Xem thêm: Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nước hiện nay

Phương pháp xác định COD

Sau khi nắm được COD trong nước thải là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phương pháp xác định COD trong nước thải. Theo đó, có 2 phương pháp xác định COD, cụ thể:

Phương pháp chuẩn độ

Chi tiết dùng phương pháp chuẩn độ để xác định COD như sau:

Cho chất K2Cr2O7 phản ứng với những chất có trong nước. Khi đã phản ứng vừa đủ thì hàm lượng dichromate (ion CR2O7 2-) dư sẽ phản ứng với sắt sulfate (NH4)2Fe(SO4)2.6H2O. 

Khi cho từ từ chất khử sắt amoni sunfat vào, crom hóa trị VI sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành dạng hóa trị III. Khi lượng sắt amoni sulfate được thêm vào bằng với lượng dichromate dư thì đã đạt được đến điểm tương đương. 

Từ đó, chúng ta có thể dễ dàng tính toán được lượng dichromate đã sử dụng trong quá trình oxy hóa chất hữu cơ dựa vào lượng ban đầu cũng như lượng còn lại. Phương pháp này được thực hiện phổ biến tại các phòng thí nghiệm. 

Hướng dẫn chi tiết cách xác định hàm lượng COD có trong nước thải 
Hướng dẫn chi tiết cách xác định hàm lượng COD có trong nước thải 

Phương pháp so màu

Bên cạnh phương pháp chuẩn độ thì phương pháp so màu cũng được dùng để xác định COD. Cụ thể sẽ tiến hành xem xét sự thay đổi độ hấp thụ của mẫu (màu của crom hóa trị III và crom hóa trị VI) tại từng bước sóng cụ thể. 

Ngoài ra, có thể định lượng được crom hóa trị III có trong mẫu sau khi phá mẫu bằng cách đo độ hấp thụ của mẫu ở bước sóng 600nm ở trong máy quang phổ hoặc máy đo quang. Chưa hết, mức hấp thụ của crom hóa trị VI ở bước sóng 420nm còn được dùng để xác định lượng crom dư

Và từ độ hấp thụ ánh sáng chúng ta có thể xác định được lượng Cr đã dùng và còn dư, lấy hiệu ta sẽ có được lượng crom đã sử dụng. Dựa vào đó chúng ta sẽ xác định được chỉ số COD. 

Xác định COD bằng phương pháp so màu rất dễ thực hiện. Với mẫu chuẩn được cung cấp bởi nhà sản xuất nên chúng ta chỉ cần pha mẫu và vận hành máy đo quang. Nhờ vậy mà giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực và giảm được sai sót so với phương pháp chuẩn độ.

Bật mí cách xử lý COD trong nước thải

Song song với việc tìm hiểu COD trong nước thải là gì thì cách xử lý COD cũng được rất nhiều người quan tâm. Bởi nồng độ COD trong nước thải quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như sức khỏe. Vì vậy, để xử lý nước thải COD hiệu quả, các bạn có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây!

Sử dụng keo tụ – tạo bông 

Keo tụ hay còn được gọi là phương pháp hóa lý, là quá trình liên kết các chất thải rắn không tan và chất keo tụ để tạo thành bông bùn lớn. Sau đó, dưới tác động của trọng lực các bông bùn dần dần sẽ được lắng xuống đáy bể. Những chất keo tụ tồn tại trong nguồn nước thường là sắt, thép, nhôm,…

Đây là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao nên được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Kể cả những nguồn nước thải có chứa nhiều lượng chất rắn. Để quá trình keo tụ diễn ra hiệu quả hơn nữa thì bạn có thể tác động bằng cách khuấy trộn từ bên ngoài. Mục đích của việc này là giúp các phản ứng kết tủa diễn ra nhanh hơn và chắc chắn hơn. 

Cách xử lý COD trong nước thải bằng phương pháp keo tụ - tạo bông
Cách xử lý COD trong nước thải bằng phương pháp keo tụ – tạo bông

>> Xem thêm: Những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay đang rất được quan tâm

Sử dụng vi sinh vật

Sử dụng vi sinh vật trong đó bao gồm cả kỵ khí và hiếu khí, chi tiết quá trình như sau: 

Sử dụng vi sinh vật hiếu khí

Trong COD chủ yếu chứa các chất hữu cơ, vì vậy việc sử dụng vi sinh vật hiếu khí sẽ giúp phân hủy những chất hữu cơ có trong nguồn nước thải. Những sinh vật hiếu khí này thường là những sinh vật dị dưỡng, do đó chúng sẽ lấy các chất hữu cơ có trong nước thải để làm thức ăn. 

Chính vì vậy, COD sẽ được giảm đi đáng kể. Qua đó, chúng ta cũng thấy được rằng vi sinh vật hiếu khí đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, việc bổ sung những vi sinh vật khỏe mạnh vào trong quá trình xử lý COD thực sự rất cần thiết. 

Sử dụng vi sinh vật kỵ khí

Những vi sinh vật kỵ khí được dùng để xử lý nguồn nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao (trên 2000mg/l). Vì vậy, trước khi sử dụng vi sinh vật để xử lý COD thì các bạn cần xác định được nguồn nước thải có phù hợp với các vi sinh vật kỵ khí hay không. Sau đó, bổ sung các vi sinh vật kỵ khí khỏe mạnh như AD-Boost sẽ giúp làm tăng hiệu quả của quá trình xử lý COD. 

Sử dụng phương pháp oxy hóa COD 

Oxy hóa COD - một trong những phương pháp xử lý COD
Oxy hóa COD – một trong những phương pháp xử lý COD

Oxy hóa COD hay còn gọi là phương pháp hóa học trong xử lý nước thải. Phương pháp này được thực hiện dựa vào phản ứng Fenton. Các chất oxy hóa sẽ phá hủy những chất gây ô nhiễm. Và kết quả cuối cùng sẽ thu được nước và khí CO2.

Trong quá trình oxy hóa, người ta thường sử dụng những chất như: clo, ozon, hydrogen,..để làm tăng hiệu quả xử lý. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng những hóa chất này bởi chúng sẽ gây hại cho các vi sinh vật có lợi. Phương pháp này phù hợp với nguồn nước có ít chất thải hữu cơ và có nhiều chất khó phân hủy sinh học. 

Sử dụng lọc và hấp phụ với than hoạt tính

Xử lý COD theo phương pháp này có nghĩa là sử dụng vật liệu lọc để giữ lại những chất lơ lửng không tan và không lắng đọng ở những quá trình xử lý trước đó. Cách này thường được áp dụng ở bước cuối cùng của quá trình xử lý nước thải. Tuy nhiên, phương pháp cũng có thể được ngay sau khi nước thải đã được xử lý thô (gạc chắn, cửa chắn rác,…)

Than hoạt tính chính là nguyên liệu được sử dụng phổ biến. Bởi than hoạt tính làm sạch rất tốt, nó sẽ hấp thụ những chất thải hữu cơ và các hóa chất như clo, ozon,…bị sót lại trong nguồn nước thải. Bên cạnh đó, than hoạt tính còn giúp giảm thiểu mùi hôi, đưa nồng độ COD về đúng chuẩn quy định. Từ đó, nước thải ra ngoài môi trường sẽ đảm bảo quy chuẩn và an toàn. 

Chắc hẳn qua bài viết, các bạn đã hiểu được COD trong nước thải là gì rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *