Hồ sơ xin cấp phép bảo vệ môi trường là một quá trình tương đối phức tạp và khó khăn. Trong số đó, không ít người thắc mắc, chi phí làm giấy phép hồ sơ môi trường hiện nay là bao nhiêu? Phí này dựa trên cơ sở nào? Để giải đáp thắc mắc những câu hỏi trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây?
1. Đối tượng xin cấp giấy phép hồ sơ bảo vệ môi trường
Trước khi tìm hiểu chi phí làm giấy phép hồ sơ môi trường, chúng ta hãy cùng xem ai là đối tượng cần phải xin giấy cấp phép này.
Căn cứ vào điều 39, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định, các đối tượng dưới đây phải có giấy phép bảo vệ môi trường:
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi bẩn ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
Ngoài ra, dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp thuộc khoản 1 điều 39 nêu trên đều cần phải có giấy phép môi trường.
Trường hợp các đối tượng được miễn giấy phép bảo vệ môi trường là dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của Pháp Luật, dịch vụ ăn uống có diện tích dưới 200m, dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng quy mô cá nhân, hộ gia đình,….
Để biết thêm thông tin của từng nhóm đối tượng trong điều khoản, bạn đọc có thể tham khảo trực tiếp tại link:
https://hethongphapluat.com/luat-bao-ve-moi-truong-2020/dieu-39
2. Chi phí làm giấy phép hồ sơ môi trường 2023 là bao nhiêu?
Theo Thông tư 02/2022/ TT – BTC, chi phí làm giấy phép hồ sơ môi trường sẽ được quy định cụ thể trong từng trường hợp sau:
>> Xem thêm: Hồ sơ bảo vệ môi trường năm 2023 bao gồm những gì
2.1. Chi phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường
Mức phí đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm I (Loại trừ các dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại/ nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã hoạt động): 50.000.000đ.
Đối với các dự án thuộc nhóm II hoặc cơ sở nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc dự án nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh: 45.000.000đ.
2.2. Chi phí làm giấy phép hồ sơ môi trường đối với các dự án, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Mức chi phí làm giấy chứng nhận bảo vệ môi trường sẽ phụ thuộc vào số thiết bị nguy hại, cơ sở dịch vụ sở hữu:
- Từ 4 thiết bị: 60 triệu đồng/ giấy phép/ dự án và 40 triệu đồng/ giấy phép/ cơ sở.
- Từ 5 – 10 thiết bị: 65 triệu đồng/ giấy phép/ dự án và 50 triệu đồng/ giấy phép/ cơ sở.
- Từ 11 thiết bị trở lên: 70 triệu đồng/ giấy phép/ dự án và 60 triệu đồng/ giấy phép/ cơ sở.
2.3. Chi phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường cho các đơn vị, cơ sở nhập khẩu phế liệu
Quy định mức chi phí làm giấy phép hồ sơ môi trường cho các đơn vị, cơ sở nhập khẩu, sản xuất phế liệu:
- Phế liệu giấy: 65 triệu đồng/ giấy phép/ dự án và 45 triệu đồng/ giấy phép/ cơ sở.
- Phế liệu sắt thép: 75 triệu đồng/ giấy phép/ dự án và 50 triệu đồng/ giấy phép/ cơ sở.
- Phế liệu nhựa: 60 triệu đồng/ giấy phép/ dự án và 40 triệu đồng/ giấy phép/ cơ sở.
- Phế liệu khác: 55 triệu đồng/ giấy phép/ dự án và 35 triệu đồng/ giấy phép/ cơ sở.
2.4. Mức phí thẩm định, cấp điều chỉnh giấy phép môi trường
Chi phí làm giấy phép hồ sơ môi trường sau khi có sự điều chỉnh trong thẩm định sẽ là 15 triệu đồng/ giấy phép/ dự án và cơ sở.
Mức phí sẽ được tính theo lần thẩm định, cấp lại và điều chỉnh giấy phép. Ngoài ra, mức chi phí không bao gồm chi phí đi lại, chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu.
2.5. Mức phạt khi không chấp hành luật bảo vệ môi trường
Theo Nghị định 45/2022/ NĐ – CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, những dự án đầu tư đã triển khai xây dựng nhưng chưa vận hành hoặc cơ sở hoạt động KHÔNG CÓ giấy phép môi trường sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy Ban nhân dân cấp huyện sẽ bị phạt từ 30tr – 35tr.
- Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh sẽ bị phạt từ 150tr – 170tr.
- Đối với những dự án đầu tư, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ bị phạt từ 200tr – 220tr đồng.
3. Thành Tín – Dịch vụ làm hồ sơ bảo vệ môi trường uy tín, giá rẻ
Có thể thấy, việc đăng ký làm hồ sơ cấp giấy phép môi trường có rất nhiều thủ tục và quy định. Cũng như mức chi phí làm giấy phép hồ sơ môi trường khá cao.
Nếu các cá nhân hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp không nắm rõ các quy định, làm sai thì mức phí phạt không hề nhẹ, gây tổn thất lớn về mặt chi phí doanh nghiệp.
Do đó, nếu bạn là người không có thời gian để tìm hiểu hết về các quy định trong việc làm giấy phép hoặc doanh nghiệp, đơn vị lo lắng trong việc thiếu giấy tờ khi làm hồ sơ bảo vệ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Thành Tín.
Với mong muốn đồng hành cùng bạn trên con đường kinh doanh cũng như chung tay bảo vệ môi trường, Thành Tín sẽ thay bạn giải quyết tất cả những vấn đề pháp lý phát sinh xoay quanh hồ sơ môi trường, với tôn chỉ “Đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu!”
5. Lợi ích khi chọn dịch vụ làm hồ sơ bảo vệ môi trường tại Thành Tín
- Chuyên nghiệp: Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Thành Tín luôn đảm bảo cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hồ sơ giấy phép một cách chỉn chu và chuyên nghiệp nhất.
- Nhanh chóng: Chúng tôi đơn giản hóa thủ tục hồ sơ giúp bạn có giấy phép đăng ký bảo vệ môi trường trong thời gian ngắn nhất.
- Chi phí hợp lý: Với kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi luôn cam kết chi phí làm giấy phép hồ sơ môi trường được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo lợi ích của cả 2 bên.
- Bảo mật: Thành Tín luôn cam kết mọi giấy tờ và những thông tin liên quan tới công ty bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối.
- Hỗ trợ trọn đời: Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi vấn đề bạn gặp phải và đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất.
4. Lời kết
Trên đây là bài viết giải đáp mức chi phí làm giấy phép hồ sơ môi trường. Tùy vào từng dự án, cơ sở kinh doanh dịch vụ, quy mô ngành nghề kinh doanh, vị trí,…. mà chi phí làm hồ sơ có thể khác nhau.
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc cần sự trợ giúp để hoàn tất các thủ tục cấp phép môi trường, xin vui lòng liên hệ đến HOTLINE của Thành Tín: 0964 511 345 để nhận sự tư vấn, hỗ trợ miễn phí!