Cách xử lý rác thải thủy tinh bằng phương pháp tái chế

Cách xử lý rác thải thủy tinh bằng phương pháp tái chế được đánh giá là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Bởi lẽ rác thải thủy tinh rất khó để phân hủy, do đó sử dụng phương pháp tái chế sẽ giúp giảm thiểu số lượng rác thải ra môi trường. Để hiểu chi tiết hơn về rác thải thủy tinh cũng như cách xử lý loại rác “cứng đầu” này, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Môi trường Thành Tín.

Rác thải thủy tinh là gì?

Tìm hiểu chi tiết về rác thải thủy tinh
Tìm hiểu chi tiết về rác thải thủy tinh

Rác thải thủy tinh là một loại chất thải rắn nguy hại và không thể phân hủy được trong điều kiện thường. Rác thải thủy tinh khi thải ra ngoài môi trường có khả năng tồn tại lâu dài dưới đất, gây tắc nghẽn cống rãnh và thậm chí có thể khiến con người bị thương. 

Theo nghiên cứu, mức độ nguy hiểm của loại rác này còn hơn cả thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng trong các chai lọ. Vì vậy, cần có cách xử lý rác thải thủy tinh để bảo vệ môi trường và cuộc sống của mỗi chúng ta.

Tác hại của rác thải thủy tinh

Rác thải thủy tinh ảnh hưởng đến môi trường ngay từ khâu chế xuất. Bởi lẽ, để có thể thu được thủy tinh cần đun chảy cát ở nhiệt độ tối thiểu là 1700 độ C. Đây là một mức nhiệt vô cùng lớn và để thu được lượng nhiệt này thì cần tiêu tốn rất nhiều năng lượng.

Thủy tinh mang đến nhiều hậu quả khôn lường
Thủy tinh mang đến nhiều hậu quả khôn lường

Ngoài ra, để sản xuất ra thủy tinh nguyên chất thì cũng cần sử dụng đến rất nhiều nước. Mà nước sản xuất nên thủy tinh có chứa tạp chất và những thành phần hữu cơ gây ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó, quá trình làm nóng chảy thủy tinh sản sinh ra một số tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính như oxit nitro hoặc oxit lưu huỳnh. 

Nói như vậy là để chúng ta thấy rằng, một loại vật liệu mà chúng ta vẫn thường cho rằng “sạch” lại tiêu tốn rất nhiều năng lượng; đe dọa đến hệ sinh thái và sức khỏe của con người.

>> Xem thêm: Những phương pháp xử lý rác thải ở Việt Nam được “chuộng” nhất

Tái chế – cách xử lý rác thải thủy tinh an toàn và hiệu quả

Cách xử lý rác thải thủy tinh được đánh giá là “khan hiếm” hơn so với những loại rác thải thông thường khác. Bởi lẽ, chúng ta không thể xử lý rác thủy tinh bằng cách chôn lấp hay đốt. Cho đến thời điểm hiện tại, tái chế vẫn là phương pháp xử lý rác thải thủy tinh an toàn và hiệu quả nhất!

Thay vì vứt bỏ vào thùng rác chúng ta hãy “hô biến” rác thải thủy tinh thành những vật dụng hữu ích hoặc thành nguyên liệu cho một quy trình sản xuất mới. Bạn cũng có thể tận dụng những chai thủy tinh cũ để làm bóng đèn trang trí nhà cửa, phương pháp này còn gọi là tái chế thủ công. Còn tái chế thủy tinh cũ thành nguyên liệu để sản xuất thủy tinh chính là tái chế thủy tinh công nghiệp.

Tái chế là cách xử lý rác thải thủy tinh hiệu quả và an toàn nhất hiện nay
Tái chế là cách xử lý rác thải thủy tinh hiệu quả và an toàn nhất hiện nay

Cách xử lý rác thải thủy tinh bằng phương pháp tái chế mang đến nhiều lợi ích to lớn. Cụ thể, mỗi tấn thủy tinh tái chế có thể giúp con người tiết kiệm: 

  • 314 tấn khí thải CO2
  • 345000 kWh năng lượng
  • Diện tích để chôn lấp 1000 tấn rác thải khác
  • 1200 tấn nguyên liệu thô (bao gồm đá vôi, cát và natri cacbonat).

Ngoài ra, tự tay làm các sản phẩm tái chế từ thủy tinh cũng là một cách giải tỏa stress hiệu quả. Bạn có thể tiết kiệm được một khoản kha khá từ việc tự tay làm các vật dụng có ích thay vì mua mới hoàn toàn. 

Chi tiết quy trình xử lý rác thải thủy tinh theo phương pháp tái chế

Tại nước Anh, 70% số thủy tinh được tái chế. Còn những quốc gia khác như Bỉ, Thụy Điển và Slovakia đang cố gắng tái chế 95% rác thải thủy tinh. Đây quả thực là những con số đáng để chúng ta “trầm trồ” đúng không nào.

Quy trình tái chế rác thải thủy tinh
Quy trình tái chế rác thải thủy tinh

>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép xử lý chất thải công nghiệp thông thường

Vậy quy trình xử lý rác thải thủy tinh theo phương pháp tái chế như thế nào? 

  • Bước 1: Đầu tiên, tiến hành thu gom rác thải thủy tinh đã qua sử dụng để vận chuyển đến các cơ sở tái chế.
  • Bước 2: Tiến hành vận chuyển rác thải thủy tinh đến khu vực tái chế.
  • Bước 3: Rà soát và loại bỏ những vật liệu không phải thủy tinh (kim loại, giấy, nhựa,…). Còn những rác thủy tinh sẽ tiếp tục được phân loại một lần nữa theo màu sắc và làm sạch.
  • Bước 4: Thủy tinh sau khi được làm sạch và phân loại sẽ được cắt nhỏ, đun chảy và thổi thành sản phẩm mới. 
  • Bước 5: Những sản phẩm mới sẽ được phân phối đến các cửa hàng và tới tay người tiêu dùng. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách xử lý rác thải thủy tinh. Hy vọng bài viết mà Môi trường Thành Tín chia sẻ đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *