Biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi đang là chủ đề “hot” và được rất nhiều quan tâm. Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi giúp đã có một “bước tiến nhảy vọt”, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải của ngành này cũng rất đáng báo động. Bởi nếu không có phương án xử lý triệt để thì sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Và để hiểu hơn về cách xử lý rác thải chăn nuôi, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thành Tín.
Xử lý chất thải chăn nuôi là gì?
Hiểu một cách đơn giản, xử lý chất thải chăn nuôi là quá trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ phù hợp để “triệt tiêu” chất thải trong ngành chăn nuôi. Sau khi xử lý, chất thải này có thể trở thành nguyên liệu để làm phân bón, nước tưới cây trồng hoặc thức ăn cho ngành thủy sản và cùng nhiều mục đích khác,…
Nước thải chăn nuôi và chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ sau khi xử lý thường được tái sử dụng rất phổ biến.
Chi tiết quy trình xử lý chất thải chăn nuôi
Quy trình xử lý rác thải chăn nuôi cũng không quá phức tạp. Các hộ gia đình có thể tham khảo và dễ dàng áp dụng:
Thu gom chất thải
Chất thải chăn nuôi cần được thu gom, phân loại rõ ràng thành hai nhóm đó là chất thải rắn và nước thải chăn nuôi. Lưu ý, khu vực thu gom cần được xây dựng riêng và chỉn chu thì việc xử lý chất thải chăn nuôi mới đạt hiệu quả tốt nhất. Bể chứa cần đảm bảo chất thải chưa được xử lý không bị tràn ra ngoài để tránh gây mất vệ sinh.
>> Xem thêm: Cách xử lý rác thải thủy tinh bằng phương pháp tái chế
Xử lý chất thải
Sau khi được thu gom sẽ bắt tay vào quá trình xử lý chất thải chăn nuôi. Hiện nay có rất nhiều biện pháp xử lý khác nhau. Vì vậy, các hộ gia đình có thể cân nhắc và lựa chọn phương pháp phù hợp với kinh tế cũng như quy mô chăn nuôi của mình.
Tái sử dụng
Sau khi được xử lý, chất thải chăn nuôi có thể tái sử dụng để làm phân bón cho cây trồng. Việc tận dụng chất thải sau khi xử lý vừa giúp bảo vệ môi trường vừa giúp tiết kiệm chi phí cho các hộ gia đình. Chưa kể, cây trồng được bón phân hữu cơ rất an toàn và nhanh phát triển.
Hướng dẫn cách xử lý chất thải chăn nuôi đơn giản và hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp xử lý rác thải chăn nuôi được giới thiệu và áp dụng phổ biến. Các hộ gia đình có thể tham khảo và áp dụng theo các phương pháp mà Môi trường Thành Tín chia sẻ dưới đây!
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng cách quy hoạch chăn nuôi
Bất kể là chăn nuôi gia súc hay gia cầm thì trước khi thực hiện, các hộ gia đình cần phải quy hoạch chăn nuôi. Cụ thể là quy hoạch khu vực nuôi, số lượng con giống và chủng loại để không quá tải chất thải, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, những nơi có sử dụng nguồn nước ngầm để sinh hoạt hay nước sông để cung cấp đến các nhà máy sản xuất nước sạch.
Khu vực chăn nuôi cần được giữ khoảng cách chuẩn chỉnh với nơi đông dân cư và có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi riêng. Diện tích chuồng trại phù hợp với mật độ. Ngoài ra, các hộ gia đình cũng cần đánh giá được sự tác động đến với môi trường trước khi tiến hành xây dựng chuồng trại.
Chưa hết, các gia đình khi chăn nuôi cần phải nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần kiểm tra rà soát và cập nhật tình hình chăn nuôi, xử lý chất thải định kỳ để đánh giá và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời..
>> Xem thêm: Rác thải y tế là gì? Những cách xử lý rác thải y tế hiệu quả nhất
Xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng hệ thống khí sinh học Biogas
Xử lý chất thải ngành chăn nuôi bằng hệ thống khí sinh học Biogas là một phương pháp được đánh giá cao và được rất nhiều hộ gia đình ưa chuộng. Ưu điểm của phương pháp này giúp giảm thiểu khí methane ra ngoài môi trường. Khí methane là một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính khiến trái đất có nguy cơ nóng lên.
Vì vậy, áp dụng hệ thống khí sinh học Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi không chỉ giúp gia đình “hạ gục” được chất thải mà còn tạo ra được khí đốt hoặc nguồn điện. Quả là “một mũi tên trúng hai đích” phải không nào các bạn. Từ đó, các hộ gia đình có thể tiết kiệm được chi phí sinh hoạt cho gia đình.
Xử lý chất thải ngành chăn nuôi bằng oxi hóa
Xử lý nước thải bằng oxi hóa là phương pháp được áp dụng rộng rãi với các bể lắng nước thải. Có 3 cách được ứng dụng phổ biến đó là xử lý bằng cách sục khí, Ozone và Hydro Peroxide (H202). Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đạt hiệu quả cao với những hộ gia đình có quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ.
Với những trang trại có quy mô lớn hơn thì nên đầu tư hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học theo công nghệ biogas – AAO – khử trùng nước thải.
Xử lý rác thải chăn nuôi bằng cách vệ sinh chuồng trại
Chuồng trại chăn nuôi cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo chuồng trại luôn được sạch sẽ và hạn chế được dịch bệnh. Người chăn nuôi cần làm sạch, thu gom rác và chất thải chăn nuôi vào khu xử lý. Bên cạnh đó, tiến hành phun khử trùng chuồng trại bằng các dung dịch khử trùng để tiêu diệt các nguồn bệnh đang “ẩn nấp” sâu bên trong.
Trên đây là quy trình cũng như các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi được áp dụng phổ biến hiện nay. Chúc các bạn lựa chọn được phương pháp xử lý phù hợp nhất nhé. Nếu có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý khoa học, chỉn chu, các hộ gia đình có thể liên hệ đến chúng tôi theo số điện thoại: 0964511345!